Khái niệm bệnh tự kỷ? Trẻ tự kỷ có được hưởng chính sách người khuyết tật không? Những khó khăn mà trẻ mắc bệnh tự kỷ gặp phải?
Tự kỷ được xem là một trong những căn bệnh phổ biến mà con người ta gặp phải. Người tự kỷ gặp phải những khó khăn nhất định trong việc sinh sống, tham gia vào các hoạt động xã hội khác. Do đó, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của người tự kỷ. Một trong số đó là vướng mắc về vấn đề trẻ tự kỷ có được hưởng chính sách người khuyết tật không? Bài viết dưới đây sẽ phân tích làm rõ.
Căn cứ pháp lý:
– Luật người khuyết tật 2010;
– Thông tư liên tịch 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm bệnh tự kỷ:
Con người là sản phẩm của tự nhiên. tạo hóa. Nhiều người thường nói rằng con người ta được tự nhiên nặn ra sao thì phải chấp nhận như vậy. Bao gồm cả các vấn đề liên quan đến ngoại hình, tính cách, sức khỏe. Chính vì vậy, nó mới tạo ra sự phong phú, đa dạng trong thế giới loài người. Thế giới có 8 tỷ người. Mỗi người có một đặc điểm ngoại hình khác nhau. Mỗi người có những đặc trưng cá thế khác nhau.Trong sự hình thành mang tính chất tự nhiên đó, đôi khi người ta còn nói về yếu tố may mắn. Có người sinh ra khỏe mạnh, lành lặn. Nhưng có người không.
Thực tế hiện nay, có rất nhiều trẻ em sinh ra mang những khiếm khuyết nhất định về ngoại hình, sức khỏe. Người ta đặt tên cho những loại bệnh, sự thiếu may mắn đó của con người là “khuyết tật”. Sự khiếm khuyết trên cơ thể là những rủi ro về sức khỏe mà con người gặp phải từ khi sinh ra hoặc trong giai đoạn phát triển. Nhắc đến khuyết tật, người ta thường nhắc đến sự khuyết thiếu về mặt hình thức, sự thiệt thòi về tư duy, nhận thức phát triển. Về nhận thức thông thường, con người thường cho rằng tự kỷ là một trong những loại bệnh, người tự kỷ là người khuyết tật.
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Từ xưa đến nay, tự kỷ được xem là một trong những loại bệnh phổ biến mà con người gặp phải từ khi sinh ra. Loại bệnh này liên quan đến sự phát triển của tư duy, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng giao tiếp, ngôn ngữ của con người.
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em bị chẩn đoán mắc bệnh tự kỷ ngày càng cao. Chăm sóc, bảo vệ, bảo đảm quyền lợi cho trẻ em tự kỷ là một trong những vấn đề lớn, được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Những chính sách xã hội cũng đã được Nhà nước đưa ra nhằm điều chỉnh hoạt động của các cá nhân. Theo đó, góp phần bảo vệ một cách trọn vẹn nhất những cá nhân thiếu may mắn khi rơi vào hoàn cảnh đó.
2. Trẻ tự kỷ có được hưởng chính sách người khuyết tật không?
Xét về đặc điểm chung, khuyết tật là loại bệnh thể hiện sự khiếm khuyết về cơ thể và nhận thức, tư duy của con người. Khi bị khuyết tật, các cá nhân sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa nhập với thế giới tự nhiên, phát triển một cách ổn định và bình thường. Do đó, có thể thấy, tự kỷ được xem là một trong những loại bệnh khuyết tật.
Trẻ tự kỷ nói riêng và trẻ khuyết tật nói chung sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình phát triển tự nhiên. Để hỗ trợ người khuyết tật và gia đình họ, Nhà nước đã và đang đẩy mạnh các chính sách hỗ trợ.
Theo Nghị định 20/2021/ N Đ-CP về chính sách trợ giúp xã hội, người khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng sẽ được hưởng các chính sách sau đây:
STT | Đối tượng | Hệ số | Mức hưởng |
1 | Người khuyết tật đặc biệt nặng | 2,0 | 720.000 |
2 | – Trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng – Người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi | 2,5 | 900.000 |
3 | Người khuyết tật nặng | 1,5 | 540.000 |
4 | – Trẻ em khuyết tật nặng – Người khuyết tật nặng là người cao tuổi | 2,0 | 720.000 |
5 | Người đơn thân nghèo đang nuôi con là người khuyết tật | Các mức hưởng từ 1-4 | |
1,0 | 360.000 | ||
6 | Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng | ||
6.1 | Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai/nuôi một con dưới 36 tháng tuổi | 1,5 | 540.000 |
6.2 | Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi/nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên | 2,0 | 720.000 |
6.3 | Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng | 1,0 | 360.000 |
6.4 | Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng | 1,5 | 540.000 |
6.5 | Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng | 2,5 | 900.000 |
7 | Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội | Được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội |
– Ngoài ra, để đảm bảo cho quyền lợi phát triển của trẻ em khuyết tật, Nhà nước còn đưa ra những quy định liên quan đến quyền mà các cá nhân này được hưởng như sau:
+ Thứ nhất, theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 42/2013, trẻ khuyết tật được ưu tiên nhập học cao hơn 03 tuổi so với quy định chung.
+ Thứ hai, khoản 2 Điều 42 Thông tư liên tịch 42 cũng nêu rõ, người khuyết tật sẽ được ưu tiên tuyển sinh, xét tuyển thẳng vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp mà không cần thi, xét tuyển; xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng.
+ Thứ ba, Theo khoản 7 thông tư 42/2013, trẻ khuyết tật được cấp học bổng hằng tháng trong thời gian 10 tháng/năm học nếu thuộc đối tượng được hưởng chính sách đang học tập tại cơ sở giáo dục đại học, trung cấp chuyên nghiệp; Được hỗ phương tiện, đồ dùng học tập: Nếu thuộc hộ nghèo/hộ cận nghèo đang học tại các trường được hỗ trợ 01 triệu đồng/người/năm học để mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập
+ Thứ tư, Nhà nước còn đưa ra gói trợ cấp và miễn, giảm học phí cho trẻ khuyết tật tại khoản 2 Điều 85 Luật Giáo dục.
.Có thể thấy, Nhà nước đã đưa ra rất nhiều chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật. Các chính sách này giúp Nhà nước bảo đảm bảo vệ quyền phát triển của trẻ khuyết tật. Đồng thời, nó thể hiện tính nhân đạo, nhân văn của Nhà nước ta trong việc duy trì và tạo điều kiện phát triển tự nhiên cho các cá thể kém may mắn này.
3. Những khó khăn mà trẻ mắc bệnh tự kỷ gặp phải:
Tự kỷ là một trong những chứng bệnh liên quan đến tư duy, nhận thức, sự phát triển tự nhiên của con người. Do đó, trẻ mắc bệnh tự kỷ sẽ gặp phải những khó khăn nhất định trong quá trình hoạt động tự nhiên, phát triển trong cuộc sống. Những khó khăn cụ thể mà trẻ tự kỷ mắc phải như sau:
– Trẻ tự kỷ không có tư duy nhìn nhận, phát triển tự nhiên với các mối sinh quan trong thực tiễn đời sống xã hội. Nếu như các đứa trẻ bình thường khác có khả năng tiếp xúc, nhìn nhận các mối quan hệ thực tiễn của đời sống xã hội, tiếp nhận và hòa hợp, thì trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong vấn đề này. Thế giới của các em không mang tính đa dạng về nhìn nhận mọi vật tự nhiên. Sự tiếp nhận với thế giới sinh quan cũng là một trong những hạn chế, cản trở mà các em gặp phải.
– Trẻ tự kỷ bị hạn chế về khả năng ngôn ngữ. Đối với những đứa trẻ thông thường, độ tuổi để các em học nói thường là từ 1 đến 3 tuổi. Nhưng với trẻ tự kỷ, thời gian đó lâu hơn. Thậm chí, việc phát âm, diễn đạt lời nói của các em không được rõ ràng và cụ thể.
– Hạn chế về sử dụng ngôn ngữ. Do đó, vấn đề giao tiếp của trẻ tự kỷ cũng gặp rất nhiều khó khăn. Các em khó hòa nhập được với môi trường tự nhiên, bạn bè đồng trang lứa. Trong nhiều trường hợp, các em còn có sự phản ứng quá khích với môi trường bên ngoài, tức khó hòa hợp, làm quen hoặc tiếp nhận với các chủ thể lạ.
Như vậy, có thể thấy, bệnh tự kỷ là căn bệnh liên quan trực tiếp đến sự phát triển tự nhiên của con người. Nó tác động đến sự phát triển tự nhiên của trẻ nhỏ, khiến các em trẻ thành những đứa trẻ “đặc biệt hơn” so với mọi người. Thực tế, không chỉ cá nhân trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong quá trình tiếp nhận và phản ứng với cuộc sống, mà chính bố mẹ và người thân của các em cũng gặp phải những khó khăn nhất định trong chặng hành trình đồng hành cùng các em. Nhiều người quan niệm rằng, việc chăm sóc, yêu thương và bảo vệ một em nhỏ khuyết tật sẽ khó gấp rất nhiều lần so với các em nhỏ khác. Chính vì vậy, hiện nay, trẻ tự kỷ luôn nhận được sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt biệt của cộng đồng xã hội.