Trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, người điều khiển phương tiện cần phải tuân thủ đầy đủ quy định tham gia giao thông, để đảm bảo an toàn cho mình và cho các phương tiện khác. Tuy nhiên nhiều người bất chấp quy định của pháp luật để "kẹp 3". Vậy trẻ em bao nhiêu tuổi thì sẽ được phép chở 03 mà không bị xử phạt?
Mục lục bài viết
1. Trẻ em bao nhiêu tuổi thì được chở 3 mà không bị phạt?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 của Văn bản hợp nhất luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về người điều khiển phương tiện, người ngồi trên xe mô tô và xe gắn máy. Theo đó, người điều khiển phương tiện xe mô tô hai bánh, xe gắn máy chỉ được phép chở một người phía sau, ngoại trừ những trường hợp sau đây thì sẽ được chở tối đa hai người, bao gồm:
- Trong trường hợp đưa bệnh nhân đi cấp cứu;
- Đang trong quá trình áp giải người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
- Trẻ em trong độ tuổi dưới 14 tuổi.
Theo đó thì có thể nói, khi thuộc một trong những trường hợp nêu trên thì người điều khiển phương tiện xe máy sẽ được phép chở 03 mà không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ.
2. Mức phạt chở quá số người quy định là bao nhiêu?
Nắm rõ các mức xử phạt vi phạm giao thông đối với phương tiện xe máy trong quá trình tham gia giao thông đường bộ là một phương án tốt nhất khi tham gia giao thông để tránh bị phạt, đồng thời đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng và sức khỏe cho mình và cho người khác trong quá trình tham gia giao thông. Nhìn chung, xe máy được xem là phương tiện tham gia giao thông phổ biến nhất tại Việt Nam, phần lớn người tham gia giao thông đường bộ đều sử dụng xe máy, tuy nhiên người dân có lẽ vẫn chưa nắm rõ đầy đủ mức xử phạt đối với các lỗi vi phạm giao thông thường gặp, điển hình như lỗi vượt đèn đỏ, không xi nhan, không trang bị đầy đủ bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc cho xe máy, chở quá số người quy định. Để hiểu tốt hơn về luật lệ an toàn trong quá trình tham gia giao thông đường bộ, người dân cần phải tham khảo các mức phạt đối với các lỗi phổ biến, chấp hành nghiêm túc và đảm bảo an toàn cho bản thân cũng như cho các phương tiện khác.
Mức phạt vi phạm giao thông hiện nay đang được thực hiện theo quy định tại
- Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người điều khiển phương tiện khi thực hiện hành vi chở theo hai người trên phương tiện đó, ngoại trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, chở trẻ em trong độ tuổi dưới 14 tuổi, đang thực hiện quá trình áp giải người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật;
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với những đối tượng được xác định là người điều khiển phương tiện khi thực hiện hành vi chở theo ba người trên phương tiện trái quy định của pháp luật;
- Ngoài mức phạt tiền, người điều khiển phương tiện khi thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung. Căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 6 có quy định: Thực hiện hành vi quy định tại điểm a khoản 6; điểm a, điểm b khoản 7; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng; tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần hành vi quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng, tịch thu phương tiện. Thực hiện hành vi quy định tại một trong các điểm, khoản sau của Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông) mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng: Điểm a, điểm g, điểm h, điểm k, điểm l, điểm m, điểm n, điểm q khoản 1; điểm b, điểm d, điểm e, điểm g, điểm l, điểm m khoản 2; điểm b, điểm c, điểm k, điểm m khoản 3; điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h khoản 4 Điều 6 của Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông).
Theo đó thì có thể nói, Mức xử phạt đối với hành vi chở quá số người quy định hiện nay được quy định cụ thể như sau:
- Trong trường hợp chở theo hai người trên cùng một phương tiện thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, tuy nhiên cần phải lưu ý, trong trường hợp chở bệnh nhân đi cấp cứu, chở trẻ em trong độ tuổi dưới 14 tuổi, đang trong quá trình áp giải người thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật thì sẽ không bị xử phạt;
- Trong trường hợp chở theo ba người trên cùng một phương tiện thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng;
- Người điều khiển phương tiện xe máy chở quá số người quy định trong trường hợp gây tai nạn giao thông thì còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong khoảng thời gian từ 02 tháng đến 04 tháng.
3. Độ tuổi của người lái xe hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 60 của Văn bản hợp nhất Luật giao thông đường bộ năm 2019 có quy định về độ tuổi của người điều khiển phương tiện xe máy. Theo đó:
- Người trong độ tuổi từ đủ 16 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật sẽ được quyền điều khiển xe máy với dung tích xi lanh dưới 50cm khối;
- Trong trường hợp cá nhân đủ 18 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật sẽ được quyền lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh từ 50cm khối trở lên và các loại phương tiện khác có kết cấu tương tự, có quyền điều khiển phương tiện xe ô tô tải, điều khiển máy kéo có trọng tải dưới 3500kg, hoặc điều khiển xe ô tô chở người với số lượng lên đến 09 chỗ ngồi;
- Cá nhân trong độ tuổi từ đủ 21 tuổi trở lên theo quy định của pháp luật sẽ được điều khiển xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3500kg trở lên, có thể điều khiển xe hạng B2 kéo rơ mooc (hay còn được viết tắt là FB2);
- Cá nhân trong độ tuổi từ đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, có thể điều khiển xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc (hay còn được viết tắt là FC);
- Cá nhân trong độ tuổi từ đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, có thể điều khiển xe hạng D kéo rơ moóc (hay còn được viết tắt là FD);
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH 2019 Luật Giao thông đường bộ;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định xử phạt VPHC lĩnh vực giao thông;
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt;
– Chỉ thị 03/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.
THAM KHẢO THÊM: