Tranh chấp về việc nhờ chuyển hộ tiền. Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác thì bị xử lý như thế nào?
Tranh chấp về việc nhờ chuyển hộ tiền. Bôi nhọ danh dự nhân phẩm người khác thì bị xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Trường hợp của tôi như sau: Tôi có người em ở nước ngoài nhờ tôi nhận giúp tiền của người dưới quê gửi lên rồi sau đó đưa lại cho Anh ta, lúc nhận tiền tôi có ghi “Ngày 4/5/2016, Tôi có nhận số tiền 20.000 USD, ký tên và ghi họ và tên, số đt”. Tuy nhiên, sau khoảng 7 tháng sau người dưới quê (Cụ thể Ông A) nói tôi mượn tiền và yêu cầu hoàn trả số tiền này. Tôi muốn hỏi:
1. Tòa Án có thụ lý không khi không đủ chứng cứ tôi mượn tiền và nếu ông A khởi kiện tôi, bao nhiêu phần thắng ông A (vì ông A ngoài
2. Nếu ông A khởi kiện tôi, bao nhiêu phần thắng ông A (vì ông A ngoài giấy nhận tiền chỉ ghi nội dung đó, không hề ghi bên giao và bên nhận, cũng không ghi nội dung mượn tiền) trường hợp tôi có bằng chứng là giấy xác nhận chuyển lại cho người em.
3. Trường hợp tôi muốn kiện lại ông A tội bôi nhọa danh dự, làm mất uy tín của tôi thì hình phạt đối với ông A là gì? Và Cách thức và chi phí tôi chịu để ông A nhận được hình phạt?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
– Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015
2. Nội dung tư vấn
Thứ nhất, điều kiện Tòa án thụ lý đơn
– Điều 43 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản như sau:
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.
– Khoản 1 Điều 91 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định thì đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, nếu xét vào tình huống của bạn, thì ông A phải chứng minh được việc bạn vay tiền của ông A thì mới có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án. Ông A có giấy biên nhận về việc bạn có xác nhận có nhận tiền thì ông A vẫn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án đòi lại số tiền bạn đã nhận.
Trường hợp bạn có giấy xác nhận về việc con trai ông A đã nhận tiền từ bạn với nội dung là ông A gửi thì đương nhiên ông A sẽ không thể nào thắng kiện, đòi lại được số tiền đã gửi bạn.
Thứ hai, trách nhiệm khi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác
Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật hình sự 1999 có quy định tội vu khống như sau:
“ Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Như vậy, trong trường hợp này, bạn có thể thu thập lại những chứng cứ để làm căn cứ nộp đơn tố cáo người đó đã có hành vi vu khống bạn tới cơ quan điều tra để cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra. Nếu cơ quan điều tra xác định đủ dấu hiệu cấu thành tội vu khống sẽ tiến hành xử lý hình sự đối với người đó.
– Tại Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:
“Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
>>> Luật sư tư vấn tranh chấp dân sự qua tổng đài: 1900.6568
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Như vậy, trường hợp gây thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015.