Việc cho thuê lại một phần ki-ốt chợ. Tranh chấp về việc sử dụng Ki-ốt chợ, lấy lại phần cho thuê có phải bồi thường không?
Tóm tắt câu hỏi:
Được sự ủy quyền của chị gái tôi là Yến. Người đã đấu trúng lô quầy tại chợ trung tâm huyện Đakrong. Thay mặt đứng lên khởi kiện bà Thảo. Như bộ hồ sơ đã gửi lên tòa án khởi kiện về việc tranh chấp trong đó gồm có :
1 . Biên bản đấu thầu.
2. Quyết định trúng thầu 1
3. Văn bản hợp đồng kinh tế 1.
5. Đơn kiện
Tôi xin tường trình lên tòa một việc như sau:
Vừa qua chị Tôi có đấu lô quầy tại chợ huyện Đakrông, theo hội đồng đấu giá, tổ chức đấu giá lô quầy Kiốt nhà làm việc ban quản lý chợ trung tâm huyện Đakrông khu vực tầng 1 và trúng thầu lô quầy theo biên bản đấu giá số 02/ BB – HĐĐG từ ngày 04 tháng 02 năm 2015 với giá 80.010.000 đồng (Tám mươi triệu không trăm mười nghìn đồng chẵn) và được Ủy ban nhân dân Huyện Đakrông cấp quyết định số 495/QĐ – UBND ngày 18.03.2015 sau khi chính thức nhận quyết định, thời hạn thuê là 5 năm. Mặt hàng kinh doanh: Nước giải khát. Vì điều kiện bận rộn công việc chị tôi chưa thể đứng bán và quản lý lô quầy của mình, chị tôi đã ủy quyền lại cho tôi là Nguyễn Thị Hồng Loan đứng bán và quản lý lô quầy thay chị tôi. Sau đó chị Hồ Thị Bích Thảo là cán bộ Ban quản lý chợ có ý xin kinh doanh bán cà phê. Chị tôi nghĩ chị Thảo là cán bộ BQL chợ, xin vào buôn bán chắc cũng được nên đồng ý cho chị Thảo tham gia đóng góp số tiền là 40.000.000 đồng để kinh doanh ngành hàng cà phê. Nhưng sau đó, giữa tôi và chị Thảo có sự bất hòa nhiều lần, nên chị tôi có ngăn ra thành hai quầy, phần ai nấy bán, chị Thảo và tôi hai bên thỏa thuận nhất trí nên ngăn quầy ra để bán. Sau khi chia chị tôi vẫn ưu tiên cho chị Thảo được chọn vị trí để bán. Chị Thảo đã chọn lô quầy phía tây vì chị thường trú tại đây muốn gần phòng vệ sinh để thuận tiện cho việc sinh hoạt hàng ngày và tôi phần quầy phía đông . Khi chia đôi có sự chứng kiến của bố mẹ chị Thảo, bố mẹ của tôi, và bác Lịch trưởng thôn. Trước khi chia chị tôi có ý kiến chia lô quầy để buôn bán nhưng phòng vệ sinh phải chung cho khách hàng, hai bên cũng đã thống nhất quan điểm trên có đông đủ người chứng kiến. Qua thời gian buôn bán bình thường không có gì trở ngại. Chị Thảo không đứng ra kinh doanh mà để cho những người khác vào thuê bán mà không có sự thông qua của chị tôi nhưng chị tôi cũng không có ý kiến gì. Đầu tiên là chị Tuyết bán, sau một tháng thuê quầy đã trả lại quán, chị Thảo lại sang quán cho vợ chồng Anh Quỳnh bán, chị tôi cũng không biết hai vợ chồng này từ đâu tới, mà chị Thảo lại cho bán , ăn , ở ,tắm giặt sinh hoạt hàng ngày tại đó. Không biết vợ chồng Anh Quỳnh đã thông qua ý kiến như ban đầu thỏa thuận giữa tôi và chị Thảo về phòng vệ sinh là phòng vệ sinh chung cho khách hàng khi cần hay không. Mà giờ anh Quỳnh còn muốn chiếm đoạt cho riêng mình không cho ai sử dụng. Bảo rằng đã hợp đồng với chị Thảo .Tôi đành biểu chồng tôi là anh : Tống Văn Hinh qua khóa phòng vệ sinh chờ chị Thảo đến để giải quyết. Nhưng anh Quỳnh lại đánh chồng tôi. Tôi điện gặp chị Thảo. Chị Thảo bảo rằng bên kia họ không cho đi, tự giải quyết, rồi tắt máy. Trong khi tôi không biết vợ chồng anh Quỳnh là ai và từ đâu tới. Và việc chị Thảo không giải quyết vấn đề còn để vợ chồng anh Quỳnh không có liên quan gì đến lô quầy gây gỗ với chúng tôi là hoàn toàn không thể chấp nhận được.Sau khi vụ việc xãy ra chị Thảo đã không ra giải quyết, còn cố tình có những hành động làm ảnh hưởng đến kinh doanh của tôi, như quét bụi vào quán của tôi trong khi khách của tôi đang ngồi uống nước, chị Thảo không cho khách của tôi đi phòng vệ sinh nhưng lại tìm cách kiểm tra khách tôi có đi vệ sinh trong khuôn viên chợ để đuổi khách của tôi. Làm cho khách tôi ngại và không đến quán tôi nữa. sau đó trình lên Ban quản lý chợ để chúng tôi bị kiểm trách. Theo hợp đồng đấu lô quầy tôi được quyền quản lý và sở hữu toàn bộ mặt bằng kinh doanh. Nhưng chị Thảo và anh Quỳnh đã chiếm đoạt phòng vệ sinh của tôi. Cố tình làm mất đi lượng khách của tôi. Nay tôi tường trình lại vấn đề này kính trình lên Tòa giải quyết vấn đề ổn thỏa giữa hai bên, tôi xin đề nghị chị Thảo trả lại toàn bộ diện tích mặt bằng ,gian bán hàng tại khu tầng 1 của chợ trung tâm Huyện Đakrong mà chị tôi đã cho chị Thảo thuê theo thỏa thuận. Xin lấy lại quầy để kinh doanh và xin hoàn trả lại số tiền cho Chị Thảo đã chung theo thỏa thuận. Tôi không muốn để tình trạng này kéo dài sinh ra mâu thuẫn và ẩu đả gây mất trật tự an ninh làm ảnh hưởng đến văn hóa xóm làng, và việc kinh doanh của tôi. Đây là nội dung đơn khởi kiện của tôi gửi lên Tòa án, đã hòa giải hai lần nhưng không được, tôi kiên quyết muốn đòi lại phần quán vậy bên tôi có phải đền bù gì không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo nội dung bên bạn đưa ra, cụ thể là nội dung đơn khởi kiện, vấn đề bên bạn đang cần tư vấn là việc yêu cầu lấy lại phần ki – ốt chợ từ và Bà Thảo có phải bồi thường hay không vì thời điểm Ủy ban nhân dân Huyện Đakrông cấp Quyết định số 495/QĐ–UBND ngày 18.03.2015 sau khi chính thức nhận quyết định, thời hạn thuê là 5 năm đã cho Bà Thảo góp 40.000.000 đồng để kinh doanh.
Nội dung bên bạn cung cấp bao gồm:
+ Biên bản đấu thầu.
+ Quyết định trúng thầu 1
+ Văn bản hợp đồng kinh tế 1
= > Hợp đồng mà hai bên đã ký (Ủy ban nhân dân Huyện Đakrông) với bên bạn có quy định về việc cho bên thứ ba thuê lại hay không? Quyền và nghĩa vụ của bên thuê là bên bạn được thực hiện như thế nào? Giữa bên bà Thảo và bên bạn có hợp đồng thuê lại phần Ki – ốt phía tây không? Quy định về phần thuê lại không?
Nếu như bên bạn và bên bà Thảo có hợp đồng thuê lại, mặt khác bên bạn được phép cho bà Thảo thuê, đồng thời bên bạn cũng cho phép bà Thảo được quyền cho thuê lại cho bên tiếp theo thì căn cứ vào hợp đồng hai bên đã giao kết. Nếu như bà Thảo có vi phạm thì bên bạn có quyền yêu cầu trả lại quầy mà không phải thanh toán.
Nếu như trong trường hợp bên bạn không được phép cho bà Thảo thuê lại thì việc giao kết giữa hai bên là không có căn cứ. Theo căn cứ của “Bộ luật dân sự 2015”.
>>> Luật sư
“Điều 410. Hợp đồng dân sự vô hiệu
1. Các quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 127 đến Điều 138 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thoả thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.
Điều 411. Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
1. Trong trường hợp ngay từ khi ký kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được vì lý do khách quan thì hợp đồng này bị vô hiệu.
2. Trong trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được, nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
3. Quy định tại khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được, nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý.”
= > Như vậy, nếu như bên bạn yêu cầu đòi lại phần ki ốt sẽ có căn cứ đòi lại, tuy nhiên sẽ xem xét khoản tiền mà bà Thảo bỏ ra góp vào và khoản lợi nhuận bà Thảo có được để yêu cầu Tòa án giải quyết.