Tranh chấp về thừa kế trong gia đình giải quyết thế nào? Chia di sản thừa kế khi không có di chúc. Người được hưởng quyền thừa kế.
Tóm tắt câu hỏi:
Đặng và bà Thất có 5 người con chung là Hải, Khoan, Đừng, Chấm, Dứt đều đã trưởng thành và có gia đình. Trong số 5 người con của ông Đặng, có Hải và Dứt là ở chung với ông – bà. Anh Hải có vợ là chị Sơn sinh hai người con là Dương và Lâm. Anh Hải đi hợp tác lao động rồi bị bệnh chết ở Nga năm 1996. Năm 2004, ông Đặng chết. Năm 2005, bà Thất chết. Tháng 02/2006, các con của ông bà gồm Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng họp mặt để thoả thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt hưởng để lo việc thờ cúng cho ông Đặng và bà Thất. Theo đó, anh Dứt sẽ được hưởng toàn bộ di sản. Thoả thuận của những người này được lập thành văn bản và có ông Nhiều là trưởng tộc ký tên xác nhận. Không đồng ý với việc nhường quyền hưởng di sản cho chú, các con anh Hải là Dương và Lâm cùng viết đơn yêu cầu Toà án giải quyết việc chia thừa kế của ông, bà. Qua điều tra được biết: trong quá trình chung sống, anh Hải và chị Sơn có dành dụm được một khoản tiền tiết kiệm và ông Đặng và bà Thất cũng có tài sản chung. Không ai trong số những người quá cố để lại di chúc. Tranh chấp trên được giải quyết như thế nào? Nếu anh Hải đã được ông Đặng – bà Thất cho một số tiền lớn để làm ăn, đồng thời anh Hải có làm một tờ
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Do những người mất trong gia đình bạn không để lại di chúc nên theo quy định tại “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Điều 677. Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống”.
Theo bạn trình bày, năm 2004, ông Đặng chết, năm 2005, bà Thất chết. Tháng 02/2006, các con của ông bà gồm Khoan, Đừng, Chấm và chị Sơn đã cùng họp mặt để thoả thuận nhường quyền thừa kế di sản của cha mẹ cho người em út là Dứt hưởng để lo việc thờ cúng cho ông Đặng và bà Thất. Tại quy định ở Điều 677 này thì việc phân định di sản thừa kế còn có thêm phần của cháu Dương và Lâm vì đó thuộc thừa kế thế vị của anh Hải
Việc xác định cho Anh Dứt sẽ được hưởng toàn bộ di sản. Thoả thuận của những người nêu trên được lập thành văn bản và có ông Nhiều là trưởng tộc ký tên xác nhận. Việc xác nhận và lập thành văn bản này thực chất là chưa đủ người thừa kế và chưa đủ đảm bảo về mặt pháp lý vì cần có công chứng viên hoặc ủy ban xác nhận. Nếu có tranh chấp xảy ra sẽ chia theo thừa kế pháp luật, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất và thừa kế thế vị sẽ được chia đều.
>>> Luật sư
Nếu anh Hải đã được ông Đặng – bà Thất cho một số tiền lớn để làm ăn, đồng thời anh Hải có làm một tờ giấy cam kết là sau này không tranh giành di sản thừa kế của cha, mẹ để lại cho các em. Nhưng sau khi anh Hải chết, các con của anh Hải vẫn kiện đòi hưởng thừa kế thế vị của cha đối với tài sản của ông, bà. Về bản chất việc từ chối hưởng di sản thừa kế theo “Bộ luật dân sự 2015” thì:
“Điều 642. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản.
3. Thời hạn từ chối nhận di sản là sáu tháng, kể từ ngày mở thừa kế. Sau sáu tháng kể từ ngày mở thừa kế nếu không có từ chối nhận di sản thì được coi là đồng ý nhận thừa kế”.
Theo đó, người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản; người từ chối phải báo cho những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản, cơ quan công chứng hoặc ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có địa điểm mở thừa kế về việc từ chối nhận di sản. Như vậy, việc thỏa thuận của Hải trước đó không có hiệu lực.