Tranh chấp về quyền sử dụng đất do nhầm lẫn thông tin trên sổ đỏ. Giải quyết tranh chấp đất đai, quyền sở hữu đất đai.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào
Ông cháu tên là: Trần Văn Thành (tên thường gọi là của ông khi còn sống là ông Long), ông mất năm 1992. Bà tên thật là Nguyễn Thị Hiền (tên thường gọi của bà khi còn sống là bà Long), bà mất năm 2011.
Ông bà có một mảnh đất nhưng khi bà mất năm 2011 thì không để lại di chúc cho ai cả. Vào năm 2013 khi nhà nước ra quyết định thu bìa đất cũ (GCNQSDĐ) để làm bìa đất mới, xã có phát bìa đất cũ của bà cho cha cháu thì cha cháu phát hiện là: Tên trong GCNQSDĐ của bà không trùng với tên thật của bà là Nguyễn Thị Hiền mà lại mang tên là thường gọi của bà khi còn sống là: Trần Văn Long. Nhưng cái tên này lại trùng tên với người cháu gái con của bác cũng là Trần Văn Long (sn 1981). Cha cháu có ra báo với UBND xã và Ban địa chính xã thì được hướng dẫn về làm thủ tục để sửa lại tên cho bà. Nhưng tình cờ người cháu đó biết bìa đất của bà trùng với tên chị nên đã về nói với cha cháu rằng: Đó là bìa đất của chị ấy, nói ông cho chị ấy (mà ông mất năm 1992), trong GCNQSDĐ của bà cháu thì cấp năm 1995, bìa đất đó bao gồm cả đất vườn, đất nông nghiệp của bà) chỉ vì trùng cái tên mà chị ấy về tranh dành, bố cháu có nói nếu chị có giấy di chúc hoăc giấy tờ liên quan chứng minh mảnh đất đó của chị thì chị cứ lấy còn lợi dụng tên để chiếm đoạt đất hương hỏa thì không đươc.
Vậy cháu xin hỏi
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Để bảo vệ tài sản chính đáng của ông bà để lại cho cha mẹ bạn, bạn cần phải làm những việc như sau:
– Căn cứ khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2013 quy định để đính chính lại đúng tên cho bà bạn do có sai sót thông tin về tên gọi của bà:
“Điều 106. Đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận có trách nhiệm đính chính Giấy chứng nhận đã cấp có sai sót trong các trường hợp sau đây:
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.”
Khoản 1 Điều 86 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của
“Điều 86. Thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp
1. Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót cho Văn phòng đăng ký đất đai để đính chính. Trường hợp sai sót do lỗi của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thì người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phải có đơn đề nghị để được đính chính.
Trường hợp Văn phòng đăng ký đất đai phát hiện Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp có sai sót thì
Hồ sơ nộp khi thực hiện đính chính GCNQSDĐ quy định tại Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính:
“Điều 10. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi, cấp lại, đính chính, thu hồi Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất gồm có:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;
b) Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết
3. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đính chính Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp gồm có:
a) Đơn đề nghị đính chính đối với trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản phát hiện sai sót trên Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
4. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp không đúng quy định của pháp
a) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất phát hiện nội dung Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định thì nộp hồ sơ gồm:
– Đơn phản ánh việc cấp Giấy chứng nhận không đúng quy định;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
b) Trường hợp cơ quan nhà nước phát hiện Giấy chứng nhận đã cấp không đúng quy định thì người được cấp Giấy chứng nhận nộp Giấy chứng nhận đã cấp theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
– Sau khi đã đính chính lại thông tin của bà bạn trên GCNQSDĐ, cha bạn nên tiến hành yêu cầu
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Cuối cùng, tùy thuộc vào hành vi của “người cháu gái con bác”, nếu hành vi thuộc vào Điều 124 “Bộ luật hình sự 2015” thì bố bạn có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát,
“Điều 124. Tội xâm phạm chỗ ở của công dân
1. Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm.”
“Điều 101. Tố giác và tin báo về tội phạm
Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”
Nếu như không có dấu hiệu tội phạm thì tranh chấp sẽ được giải quyết để xác định quyền sở hữu đất theo quy định tại Điều 202, Điều 203 Luật đất đai 2013.