Lao động là lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Một trong những vấn đề trọng tâm trong mối quan hệ lao động giữa các chủ thể tham gia là tiền lương. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về tranh chấp tiền lương, và cách giải quyết tranh chấp tiền lương.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tranh chấp tiền lương:
1.1. Một số vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động:
– Lao động là hoạt động nền tảng tạo nên của cải vật chất của con người, nhằm phục vụ cho đời sống cá nhân, gia đình và tạo sự phát triển bền vững cho đất nước.
– Nhắc đến lao động, ta nhắc đến sự thỏa thuận, giao kết về thời gian làm việc, công việc cụ thể, tiền lương và quyền, lợi ích của các bên. Do đó, trong quá trình lao động thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động.
– Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động. Bên cạnh đó, tranh chấp lao động còn có thể được hiểu là tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
– Như vậy, tranh chấp lao động gồm các loại sau đây:
+ Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động; giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại;
– Tranh chấp lao động tập thể về quyền hoặc về lợi ích giữa một hay nhiều tổ chức đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc một hay nhiều tổ chức của người sử dụng lao động.
– Hiện nay, tranh chấp lao động, đặc biệt là tranh chấp lao động cá nhân diễn ra khá phổ biến ở nước ta hiện nay. Về cơ bản, tranh chấp lao động cá nhân thường là tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ Người sử dụng lao động tiến hành tuyển dụng, thuê người lao động phụ trách, thực hiện một hay nhiều nhiệm vụ, công việc cụ thể. Khi tuyển dụng người lao động, nếu người ứng tuyển đảm bảo đầy đủ các điều kiện theo yêu cầu và ngược lại, hai bên sẽ giao kết
+ Người lao động và người sử dụng lao động thường phát sinh mâu thuẫn, tranh chấp về các vấn đề: Một trong hai bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng; một trong hai bên xâm phạm lợi ích hợp pháp của đối phương.
+ Mỗi khi có tranh chấp, mâu thuẫn xảy ra, người lao động và người sử dụng lao động thường hướng tới việc đàm phán với nhau. Họ sẽ sử dụng hợp đồng lao động là căn cứ quy chuẩn nhằm xác lập tính đúng sai của vấn đề và trách nhiệm liên quan.
– Trong mối quan hệ tranh chấp lao động giữa người sử dụng lao động với người lao động thường liên quan đến tiền lương lao động. Do đó, việc giải quyết tranh chấp tiền lương luôn là bài toán mà các doanh nghiệp mà Nhà nước đặc biệt quan tâm và tìm lời giải.
1.2. Khái niệm tranh chấp tiền lương:
– Tranh chấp tiền lương là việc phát sinh mâu thuẫn trong việc thỏa thuận về tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tranh chấp tiền lương xuất phát từ nhu cầu tiền lương giữa các bên là hoàn toàn khác nhau. Theo đó, mức mong muốn nhận tiền lương của người lao động với mức mong muốn chi trả của người sử dụng lao động có sự chênh lệch với nhau.
– Thực tế, người sử dụng lao động và người lao động luôn muốn bảo vệ lợi ích cho mình, đặc biệt là lợi ích về kinh tế.
+ Về phía người lao động: Người lao động đi làm với mục đích chính là tạo ra nguồn thu nhập từ công việc của mình. Hay nói cách khác, mục đích lớn nhất của họ là tiền. Vậy nên, với những hành vi hay sự chuyển đổi hình thức công việc gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tiền lương của họ, họ sẽ phản đối và đưa ra những biện pháp đấu tranh. Người lao động trong quá trình làm việc luôn muốn tiền lương của mình cao lên, không bao giờ mong muốn tiền lương của mình giảm. Do đó, nếu phía bên sử dụng lao động điều chỉnh mức lương trái ngược với mong muốn, yêu cầu, lợi ích của người lao động, chắc chắn họ sẽ đứng lên đấu tranh để bảo vệ quyền lợi cho mình.
+ Về phía người sử dụng lao động: Bên sử dụng lao động, họ thực hiện quản lý nhân lực không chỉ một, hai người mà là cả hệ thống. Do đó, trong quá trình điều hành doanh nghiệp, bên sử dụng lao động luôn phải tìm ra những giải pháp để điều chỉnh mức chi trả cho các khoản thu, chi phí sản xuất liên quan, cũng như khoản chi tiền lương cho người lao động. Đối với người sử dụng lao động, họ phải quản lý rất nhiều vấn đề trong doanh nghiệp. Đôi khi, có những trường hợp, do việc kinh doanh của doanh nghiệp bị tụt dốc, tức rơi vào tình cảnh khó khăn, doanh nghiệp mong muốn giảm thiểu tiền lương của người lao động theo chính sách, điều lệ của công ty, song phía bên người lao động không đồng ý.
Chính xuất phát từ những lý do đó đã gây ra tranh chấp về tiền lương giữa các bên trong mối quan hệ lao động.
2. Giải quyết tranh chấp tiền lương:
2.1. Nguyên tắc về việc trả tiền lương:
Theo quy định tại Điều 90
– Trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn.
– Trường hợp không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.
– Người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
2.2. Giải quyết tranh chấp tiền lương:
Giải quyết tranh chấp tiền lương là phương hướng giải quyết nhằm bảo đảm quyền và lợi ích của các bên trong mối quan hệ lao động. Tranh chấp tiền lương thường được giải quyết theo những phương hướng sau:
– Thứ nhất, giải quyết dựa trên sự thỏa thuận của các bên. Khi giao kết hợp đồng, các bên tham gia (bên sử dụng lao động và bên lao động) thỏa thuận với nhau về nội dung của hợp đồng, cũng như quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó, khi xảy ra tranh chấp về tiền lương, cá nhân hoặc tập thể người lao động có thể tự mình thương lượng trực tiếp với người sử dụng lao động để giải quyết vấn đề về tiền lương. Khi thỏa thuận về tranh chấp tiền lương, các bên sẽ linh hoạt trong việc tìm ra phương hướng giải quát. Các bên sẽ lắng nghe ý kiến của nhau, tìm ra sự tương đồng, thấu hiểu. Giải quyết dựa vào sự thỏa thuận sẽ nhanh chóng, đạt được kết quả tốt. Hơn hết, nó giữ được sự hòa khí, mối quan hệ tốt đẹp giữa bên sử dụng lao động và người lao động.
– Thứ hai, giải quyết nhờ phương thức hòa giải: Như đã phân tích ở trên, khi phát sinh tranh chấp lao động cá nhân, Nhà nước và pháp luật sẽ ưu tiên hướng tới việc các bên thỏa thuận, giải quyết mâu thuẫn. Trong trường hợp bên sử dụng lao động và bên người lao động không hướng tới được thỏa thuận chung trong giải quyết vấn đề, thì sẽ nhờ đến sự can thiệp của bên thứ ba. Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là hòa giải viên lao động và tòa án nhân dân. Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp. Trong trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động
– Thứ ba, giải quyết tranh chấp bằng Tòa án: Khi xảy ra tranh chấp về tiền lương, nếu hai bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động cũng không thể tiến hành hòa giải, các bên có thể khởi kiện nhau ra Tòa. Theo đó, các bên có thể nộp đơn khởi kiện tranh chấp tiền lương lên Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi doanh nghiệp, công ty đặt trụ sở. Lúc này, sau khi tiếp nhận đơn, Tòa án sẽ tiến hành giải quyết tranh chấp. Cần lưu ý là thời hiệu để các bên yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp là 1 năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của các bên bị xâm phạm.
– Ngoài ra, các bên tranh chấp về tiền lương có thể nhờ sự can thiệp của Hội đồng trọng tài trong quá trình giải quyết tranh chấp.