Trong hoạt động thương mại, khi phát sinh tranh chấp thương mại đòi hỏi phải được giải quyết một cách minh bạch và hiệu quả; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Pháp luật về thương mại cũng đã quy định rõ ràng về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại. Vậy tranh chấp thương mại là gì? Các đặc điểm và phân loại như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tranh chấp thương mại là gì?
Theo quy định tại Điều 3
Từ quy định trên ta có thể hiểu: Tranh chấp thương mại là những mâu thuẫn (bất đồng hoặc xung đột) về quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình thực hiện các hoạt động thương mại. Chủ thể tranh chấp thương mại diễn ra thường là giữa các thương nhân với nhau.
2. Đặc điểm tranh chấp thương mại:
Tranh chấp thương mại là một loại tranh chấp pháp lý có những đặc điểm sau:
2.1. Về lĩnh vực phát sinh tranh chấp thương mại:
Tranh chấp thương mại là tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại. Theo luật thương mại, hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác (khoản 1 Điều 3 Luật thương mại).
2.2. Về chủ thể tranh chấp thương mại:
Tranh chấp thương mại diễn ra chủ yếu giữa các thương nhân với nhau. Tuy nhiên trong một số trường hợp, các cá nhân, tổ chức không phải là thương nhân cũng có thể là chủ thể của tranh chấp thương mại. Điều này xuất phát từ đặc điểm của từng mối quan hệ thương mại cụ thể. Có mối quan hệ thương mại phải được giao kết giữa các thương nhân với nhau, tuy nhiên cũng có những mối quan hệ thương mại có thể được giao kết giữa thương nhân với các nhân, tổ chức không phải là thương nhân. Khoản 3 Điều 29 Bộ luật tố tụng dân sự có quy định về một loại tranh chấp không diễn ra giữa các thương nhân với nhau. Đó là tranh chấp giữa các công ty và thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
3.3. Về nội dung của tranh chấp thương mại:
Tranh chấp thương mại chính là sự mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền mà nghĩa vụ (về lợi ích vật chất) của các bên trong hoạt động thương mại. Nói cách khác, tranh chấp thương mại có nội dung liên quan đến lợi ích vật chất của các tranh chấp. Lợi ích vật chất đó thường được xem xét dưới góc độ là giá trị của tranh chấp thương mại. Và nếu so với các tranh chấp khác trong xã hội thì tranh chấp thương mại thường là loại tranh chấp có giá trị lớn.
Theo quy định của Luật thương mại đã quy định về hình thức giải quyết tranh chấp thương mại như sau:
“Điều 317. Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hòa giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hòa giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Tòa án.
Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Tòa án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Tòa án do pháp luật quy định.”
Như vậy, khi xảy ra tranh chấp kinh doanh các bên có thể giải quyết tranh chấp bằng cách thông qua việc trực tiếp thương lượng với nhau. Trong trường hợp không thương lượng được, việc giải quyết tranh chấp có thể được thực hiện với sự trợ giúp của bên thứ ba thông qua phương thức hòa giải, trọng tài hoặc tòa án.
3. Phân loại tranh chấp thương mại:
Theo Điều 30
“Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa người chưa phải là thành viên công ty nhưng có giao dịch về chuyển nhượng phần vốn góp với công ty, thành viên công ty.
4. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, Các tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận
Về tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại gồm hai yếu tố:
– Chủ thể: Đối với tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại, các bên tranh chấp đều có đăng ký kinh doanh, còn đối với tranh chấp dân sự, chủ thể tham gia không bắt buộc đăng ký kinh doanh;
– Mục đích tham gia giao dịch: Đối với tranh chấp thương mại, các bên tranh chấp đều có mục đích tìm kiếm lợi nhuận, còn đối với tranh chấp dân sự, không cần yêu cầu các bên phải có mục đích lợi nhuận.
Còn trong lĩnh vực mua bán hàng hóa, tranh chấp thương mại có các yếu tố sau sau:
– Có sự mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua;
– Các điều khoản cơ bản của hợp đồng đều phải đáp ứng các quy định chung của pháp luật về loại hợp đồng này. Còn sự khác nhau ở đây được thể hiện ở một số điểm sau:
– Trong tranh chấp thương mại, bên bán và bên mua đều là các thương nhân (các cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh);
– Hai bên ký kết hợp đồng đều có mục đích lợi nhuận.
Về Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty; tranh chấp giữa công ty với người quản lý trong công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thành viên Hội đồng quản trị, giám đốc, tổng giám đốc trong công ty cổ phần, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, bàn giao tài sản của công ty, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty thì tranh chấp thương mại sẽ là tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, tổ chức lại doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty
Ngoài ra, việc nhận diện các tranh chấp thương mại có yếu tố nước ngoài và các tranh chấp thương mại không có yếu tố nước ngoài gặp nhiều khó khăn và có các yếu tố sau:
– Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể, đó là trường hợp một bên hoặc các bên quan hệ có quốc tịch hoặc nơi cư trú ở nước ngoài (đối với pháp nhân – nơi có trụ sở ở nước ngoài);
– Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể, đó là trường hợp tài sản – đối tượng của quan hệ ở nước ngoài;
– Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý, đó là trường hợp sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài.
Ảnh hưởng của các yếu tố nước ngoài tác động đến kết quả giải quyết tranh chấp do các nguyên nhân sau:
– Do các Tòa án và trọng tài của các quốc gia áp dụng pháp luật không giống nhau khi giải quyết tranh chấp;
– Các yếu tố nước ngoài có trong tranh chấp có thể là cơ sở để Tòa án và trọng tài các quốc gia áp dụng pháp luật của nước ngoài. Cần phải xem xét từng trường hợp cụ thể để hiểu rõ về từng yếu tố nước ngoài trong tranh chấp có tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp.
Yếu tố nước ngoài về mặt chủ thể tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi một bên hoặc các bên có quốc tịch nước ngoài:
– Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia thường được xác định theo dấu hiệu nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở (đối với pháp nhân) của bị đơn;
– Tư cách pháp lý của các bên nước ngoài thường được xác định theo pháp luật nước ngoài mà bên đó có quốc tịch hoặc nơi cư trú (đối với pháp nhân nơi có trụ sở)
Yếu tố nước ngoài về mặt khách thể tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi tài sản là đối tượng của quan hệ ở nước ngoài:
– Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia thường được xác định theo dấu hiệu nơi có tài sản (đặc biệt khi tài sản là bất động sản);
– Quyền và nghĩa vụ các bên liên quan tới quyền sở hữu thường được xác định theo pháp luật nước ngoài nơi có tài sản
Yếu tố nước ngoài về mặt sự kiện pháp lý tác động đến quá trình giải quyết tranh chấp khi sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ xảy ra ở nước ngoài thì:
– Thẩm quyền của Tòa án của một quốc gia có thể được xác định theo dấu hiệu nơi thực hiện hợp đồng;
– Quyền và nghĩa vụ của các bên có thể được xác định theo pháp luật nước ngoài nơi thực hiện hợp đồng;
Như vậy, việc phân loại tranh chấp thương mại sẽ là cơ sở để đơn giản hóa và phân biệt những nhóm, những đối tượng có đặc điểm tương tự nhau. Để từ đó, có những biện pháp hỗ trợ hoạt động kinh doanh, bảo đảm môi trường pháp lý rõ ràng đối với các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế, hỗ trợ công tác giải quyết tranh chấp thương mại bằng các biện pháp hòa giải, thương lượng, hay các biện pháp có sự can thiệp của quyền lực nhà nước như Tòa án, trọng tài thương mại khi các chủ thể có yêu cầu giải quyết tranh chấp thương mại.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật thương mại 2005