Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế? Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế? Cách thức giải quyết các tranh chấp về thừa kế? Thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế?
Theo quy định của pháp luật, mỗi cá nhân đều có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình, quyền định đoạt này không chỉ được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng, tặng cho, góp vốn,… mà còn được thể hiện qua việc họ có quyền lập di chúc để lại tài sản của mình cho người khác. Song song với đó, pháp luật cũng công nhận mọi người đều bình đẳng với nhau trong việc hưởng di sản mà người chết để lại theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Tuy nhiên trên thực tế, do phong tục tập quán của người Việt Nam, tư tưởng “trọng nam khinh nữ” còn đặt nặng mà quyền thừa kế của cá nhân vẫn chưa được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật dẫn đến phát sinh tranh chấp về thừa kế. Vậy, trong trường hợp khi phát sinh các tranh chấp về thừa kế xảy ra, pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thời hiệu, thẩm quyền và cách thức nào để giải quyết những tranh chấp này?
Mục lục bài viết
1. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp về thừa kế:
Tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định rõ về thời hiệu yêu cầu giải quyết đối với các tranh chấp về thừa kế như sau:
– Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế: Đối với các tài sản như đất đai, nhà ở, công trình, tài sản gắn liền với đất,…(gọi chung là bất động sản) thời hiệu được xác định là 30 năm, các tài sản còn lại khác (động sản) là 10 năm.
– Đối với tranh chấp trong việc xác định hoặc bác quyền của một người được thừa kế tài sản của người chết để lại được xác định là 10 năm.
– Thời hiệu để yêu cầu giải quyết tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại được xác định là 3 năm.
Thời điểm bắt đầu của các thời hiệu này là thời điểm mở thừa kế, cụ thể đó chính là ngày mà người để lại tài sản chết hoặc được Tòa án xác định là chết trong Tuyên bố chết ( theo quy định tại khoản 1 Điều 611
Lưu ý:
Trường hợp yêu cầu phân chia di sản thừa kế với tài sản là bất động sản, thời hiệu 30 năm trong quy định tại Điều 623
– Với những tranh chấp về di sản của người đã chết trước 1/1/2017, thời hiệu yêu cầu giải quyết cũng được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 là 30 năm tính từ thời điểm mở thừa kế.
– Nếu trường hợp người để lại tài sản đã chết hoặc được Tòa án tuyên bố chết trước ngày 10/9/1990 thì thời điểm bắt đầu thời hiệu 30 năm này được thực hiện theo quy định tại Điều 36
Ví dụ:
Anh A có bố là ông H mất từ ngày 2/3/1987 không để lại di chúc, ông H có tài sản chung với vợ là 1ha đất đã trồng cây lâu năm. Từ thời điểm ông H mất, diện tích đất này do mẹ và em trai B của anh A canh tác, quản lý. Đến năm 2003, mẹ anh A đã tặng cho toàn bô diện tích đất này cho B, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp mang tên B. Đến năm 2019, anh A mới được biết điều này, và muốn khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế của ông H.
Trong trường hợp này, ông H đã mất từ thời điểm ngày 2/3/1987.nhưng theo hướng dẫn tại giải đáp số 01/GĐ-TANDTC ngày 5/1/2018 thì thời điểm mở thừa kế sẽ được tính là ngày 10/09/1990. Như vậy, thời hiệu 30 năm để anh A thực hiện quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế sẽ được tính đến hết ngày 10/9/2020.
– Trong tranh chấp về phân chia di sản là nhà ở của người chết hoặc được Tòa án tuyên bố chết trước ngày 01-7-1991 thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-01-1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện. Trong trường hợp có người thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì thời gian từ ngày 01-7-1996 đến ngày 01-9-2006 không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Ví dụ: Ông Lê Văn C mất từ ngày 1/11/1990 không để lại di chúc, ông C có tài sản chung với vợ là ngôi nhà 5 tầng, sau khi mất, ngôi nhà do vợ ông C và con trai cả A sinh sống, người con thứ 2 là anh B định cư ở nước ngoài. Đến năm 2018, anh B quay trở lại Việt Nam để giải quyết tài sản thừa kế của ông C thì được biết toàn bộ tài sản này đã được mẹ mình tặng cho anh trai, được UBND huyện X cấp GCNQSD đất mang tên anh A. Do đó, anh B muốn khởi kiện yêu cầu Tòa án phân chia di sản thừa kế mà ông C để lại.
Trong trường hợp này xác định ông C mất ngày 1/11/1990 do vậy thời hiệu yêu cầu phân chia di sản thừa kế của ông C sẽ là 30 năm được tính từ thời điểm ông C mất. Tuy nhiên, do người có quyền thừa kế của ông C có anh B đang định cư ở nước ngoài nên thời gian từ 1/7/1996 đến 1/9/2006 sẽ không được tính vào thời hiệu này.
2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế:
Theo quy định tại Khoản 5 Điều 26
– Với các yêu cầu giải quyết tranh chấp mà tài sản thừa kế là đất đai, nhà ở, tài sản gắn liền với đất,… thì tài sản đó ở đâu sẽ do Tòa án cấp huyện nơi đó giải quyết. Các trường hợp khác (tài sản là động sản) sẽ do Tòa án cấp huyện nơi cư trú của bị đơn hoặc nguyên đơn (nếu các bên có thỏa thuận bằng văn bản) giải quyết.
– Tòa án cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết trong trường hợp tranh chấp có nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tài sản ở nước ngoài hoặc cần ủy thác tư pháp.
3. Cách thức giải quyết các tranh chấp về thừa kế:
Theo quy định của pháp luật, tranh chấp về đất đai bắt buộc phải qua hòa giải tại xã, phường, thị trấn. Tuy nhiên, trong tranh chấp về thừa kế, điều này là không bắt buộc (theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP). Do đó, các bên có thể trực tiếp thực hiện việc yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp cho mình. Cách thức giải quyết tranh chấp về thừa kế tại Tòa án được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
Theo quy định tại Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm các tài liệu sau:
– Đơn khởi kiện
– Chứng cứ chứng minh về việc quyền của người khởi kiện bị xâm phạm trong tranh chấp thừa kế
Ví dụ: Giấy tờ chứng minh người để lại tài sản đã chết; Giấy tờ về tài sản là di sản thừa kế; Giấy tờ thể hiện quan hệ của người khởi kiện với người chết;….
Bước 2: Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý
– Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các công việc theo quy định tại Điều 195 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, theo đó:
+ Kiểm tra hồ sơ và đơn khởi kiện hợp lệ, xác định đúng thẩm quyền giải quyết của mình
+ Thông báo người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí (trừ trường hợp được miễn)
+ Thụ lý vụ án sau khi người khởi kiện nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí
– Sau khi thụ lý vụ án, trong thời hạn 3 ngày làm việc, Tòa án phải thông báo đến các đương sự trong vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lý
– Trên cơ sở thông báo của Tòa án, bị đơn, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể đưa ra ý kiến với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập đối với Tòa án về vụ án
Bước 3: Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Theo quy định tại Điều 208 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, trước khi đưa vụ án ra xét xử, Tóa án thực hiện tổ chức phiên họp để các bên đương sự thực hiện việc giao nộp những chứng cứ mà mình đã thu thập được, tiếp cận những chứng cứ của các đương sự khác qua đó làm sáng tỏ vụ án. Tiến hành hòa giải để xác định những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề còn mâu thuẫn cần Tòa án giải quyết.
Bước 4: Tòa án đưa vụ án ra xét xử
Sau khi tổ chức hòa giải cho các bên không thành, Tòa án sẽ đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015
4. Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
Tóm tắt câu hỏi:
Vợ chồng chúng tôi có mua 1 lô đất, đã nhận sổ đỏ được 1 năm. Nhưng hôm nay nhận được thông báo của Tòa án về việc bổ sung người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng, do chủ bán đất cho chúng tôi bị khởi kiện về việc thừa kế tài sản. Trong trường hợp người bán cho chúng tôi thua kiện, chúng tôi có bị thu hồi sổ đỏ hay không? Nếu có thì giá đất được tính như thế nào, theo giá thị trường hay là giá theo hợp đồng mua bán khi mua đất?
Luật sư tư vấn:
Do không rõ nội dung tranh chấp về thừa kế cụ thể là như thế nào nên việc xác định quyền và lợi ích của bạn cũng sẽ phụ thuộc vào kết quả giải quyết của vụ, cụ thể có thể xảy ra các trường hợp sau:
+ Trường hợp 1: Người bán đất cho bạn không có quyền thừa kế thì hợp đồng mau bán ký kết giữa bạn và người này sẽ vô hiệu do do người này không có quyền ký kết, và hệ quả của hợp đồng vô hiệu là các bên trao trả lại cho nhau những gì đã nhận, tức là bạn phải trả lại cho người này mảnh đất và họ sẽ trả lại tiền cho bạn theo hợp đồng mua bán của hai bên. Nếu bạn đã sang tên mảnh đất thành tên mình thì cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định thu hồi đất do có sai phạm trong thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
+ Trường hợp 2: Người bán đất có quyền thừa kế toàn bộ mảnh đất theo quyết định của Tòa án, trong trường hợp này, nếu người này đã có quyền thừa kế và đã làm xong thủ tục khai nhận di sản và sang tên thì việc bạn ký kết hợp đồng mua bán với bạn là hợp pháp và hai bên thực hiện trách nhiệm theo hợp đồng.
+ Trường hợp 3: Người bán đất có quyền thừa kế một phần thì do người này đã tự ý bán toàn bộ mảnh đất nên hợp đồng cũng sẽ vô hiệu vì chủ thể ký kết hợp đồng không có quyền định đoạt toàn bộ tài sản. Và nếu bạn muốn tiếp tục mua thì có thể thỏa thuận lại với người bán để mua lại phần tài sản mà người đó có quyền thừa kế.
Vậy, tùy từng trường hợp sẽ có các cách giải quyết khác nhau, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế để đưa ra những cách giải quyết phù hợp với thực tiễn và đảm bảo quyền lợi cho mình.
5. Tranh chấp thừa kế khi không công nhận di chúc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào! Mình muốn luật Dương Gia tư vẫn giúp mình về 1 vẫn đề tranh chấp đất đai Nhà mình có 6 anh em, 5 người con trai và 1 gái 1 người ở cùng với bố mẹ từ lúc lập gia đình và nuôi dưỡng bố mẹ, và 5 anh em kia đi thoát ly từ khi lập gia đình. Trong quá trình sinh sống trước kia ngôi nhà nằm ở 1 đất nông thôn, nhà cấp 4 nhà trình, nhà xuống cấp theo thời gian, sau đó 2 vợ chồng ở cùng ông bà đã dành đc 1 số tiền và xây lại ngôi nhà đó bằng bô tông, sau hơn 20 năm khi đường mở qua mảnh đất đó, đất lên giá, cả 5 anh chị em kia quay lại đòi chia phần.
Nội dung phía sau là: khi về làm dâu, sau 1 thời gian ông chết và chỉ còn lại mình bà, vợ chồng họ đã làm đám tang cho ông, và còn bà sau một thời gian bà đã làm thừa kế cho cậu con trai ở cùng và nuôi dướng 2 ông bà. Và không có ai ý kiến gì, sau đó bà cho 5 anh chị kia mỗi người 2 chỉ vàng và bảo cho chúng mày tiền để làm ăn, còn vợ chồng nó nuôi dướng ở cùng ông bà thì cho chúng nó mảnh đất, sau đó đc vài năm bà mất và 2 vợ chồng họ lại làm đám tang cho bà bình thường, và 2 vợ chồng họ đã làm sổ đỏ đc hơn 10 năm và k có tranh chấp gì.
Sau khi bà mất cũng không có ai có ý kiến gì, sau đó khi người chồng chết: mảnh đất được giá, 5 anh em kia đến đòi chia đất đai vậy Luật Dương Gia cho mình hỏi liệu họ đòi như vậy là có hợp lý không và họ kiện ra tòa là có cơ sở pháp lý không? Họ nói giấy tờ thừa kế của bà là giả mạo, và vu khống sổ đỏ là làm không đúng quy trình và đã đc bên địa chính họ trả lời là đúng quy trình vậy mình muốn hỏi liệu họ làm như vậy là đúng hay sai. Họ có khả năng thắng kiện không?
Luật sư tư vấn:
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, có thể thấy, trong thông tin bạn không nói rõ thời điểm ông chết, thời điểm bà chết là thời điểm nào, đồng thời tại thời điểm đó, mảnh đất cùng ngôi nhà mà gia đình đang tranh chấp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hay chưa, ai là người đang đứng tên trên giấy tờ này. Đồng thời tại thời điểm sau khi ông mất, đã thực hiện việc phân chia thừa kế hay chưa. Việc bà chia đất cũng như chia vàng bạc cho các con và các con không phản đối có văn bản giấy tờ ghi nhận hay không. Do vậy, trong trường hợp này, bạn cần căn cứ vào tình huống cụ thể của gia đình để xác định cụ thể theo từng trường hợp. Cụ thể:
Trường hợp 1: Nếu ông, bà mất vào thời điểm
Trong trường hợp này, việc phân chia tài sản thừa kế của ông bà cũng như việc xác định quyền khởi kiện đối với ngôi nhà và mảnh đất thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của ông bà được xác định như sau:
- Về vấn đề thừa kế di sản của ông, và việc chia thừa kế di sản của ông do bà thực hiện.
Theo thông tin, khi ông mất trước bà, nhưng không nói rõ thời điểm ông mất, ông có để lại di chúc hay không, do vậy sẽ có các khả năng, cụ thể:
– Ông mất và có để lại di chúc. Trong trường hợp này, căn cứ theo quy định về vấn đề thừa kế trong
Những người thừa kế khác sẽ không có quyền yêu cầu phân chia hay hưởng di sản nếu họ không phải là người được chỉ định hưởng di sản thừa kế hoặc không thuộc trường hợp là những người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015. Trong đó, những người thừa kế không nội dung di chúc gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ. vợ, chồng; con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Trong trường hợp này, bà của bạn chỉ có thể thực hiện việc cho các con mỗi người 2 chỉ vàng và để lại tài sản nhà và đất cho người con trai đã nuôi dưỡng ông bà khi trong nội dung di chúc ông để lại có quy định về việc để lại di sản của ông tài sản này cho bà quyết định; hoặc việc phân chia của bà cũng chính là nội dung di chúc mà ông để lại. Hoặc tại thời điểm phân chia, những người thừa kế của ông, bao gồm cả những người con đều có sự thống nhất, thỏa thuận và đồng ý ký vào văn bản phân chia di sản với nội dung như trên.
– Trường hợp ông chết, không để lại di chúc, hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp. Trường hợp này, căn cứ theo quy định tại Điều 650, 651 Bộ luật dân sự năm 2015 thì khi ông mất không để lại di chúc hoặc để lại di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, thì di sản thừa kế mà ông để lại sẽ được phân chia thành các phần bằng nhau cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của ông (nếu thời điểm ông mất họ còn sống), bà (vợ của ông) và cả 6 người con của ông.
Việc bà quyết định sau này sẽ để lại tài sản này cho vợ chồng người con đang chung sống với mình, và chia cho mỗi người hai chỉ vàng chỉ hợp pháp khi tại thời điểm phân chia di sản thừa kế cho ông, tất cả những người thừa kế đều đồng ý, thống nhất, ký kết vào văn bản phân chia thừa kế với nội dung trên.
- Về việc để lại di chúc và phân chia tài sản thừa kế của bà sau khi bà mất.
Dựa theo thông tin, bà mất có để lại di chúc, nên việc phân chia di sản thừa kế của bà được thực hiện theo ý chí, nguyện vọng của bà thể hiện trong nội dung di chúc. Trong đó, bà đã để lại phần tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của mình bao gồm căn nhà và giá trị mảnh đất cho vợ chồng người con đang chung sống với mình. Tài sản thừa kế của bà để lại sẽ được chia theo di chúc khi di chúc đó là hợp pháp, và là di chúc cuối cùng trước khi bà mất.
Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 về điều kiện để 01 bản di chúc có hiệu lực pháp luật.
Ngoài ra, theo quy định tại các Điều 631, 633, 634, 636 Bộ luật dân sự năm 2015 thì tùy thuộc vào hình thức của di chúc, với mỗi loại di chúc còn có những yêu cầu riêng. Ví dụ, di chúc bằng văn bản thì người lập di chúc phải tự mình viết, ký tên hoặc điểm chỉ vào nội dung di chúc. Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy nhưng ít nhất phải có 02 người làm chứng. Người lập di chúc phải ký tên hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng, những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký tên vào bản di chúc…
Trong thông tin không nói rõ bà của bạn viết di chúc có công chứng, chứng thực, hay chỉ là di chúc không có người làm chứng, hay di chúc có người làm chứng. Do vậy, bạn cần căn cứ vào tình hình thực tế cũng như những quy định của pháp luật nêu trên để xác định di chúc do bà lập có hợp pháp hay không.
Trường hợp di chúc được xác định là hợp pháp, thì việc người con ở cùng với bà được hưởng thừa kế tài sản nhà và đất kia được xác định là đúng pháp luật. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng được xác định là được cấp đúng pháp luật. Những người con khác của bà sẽ không có căn cứ để yêu cầu phân chia thừa kế đối với ngôi nhà và quyền sử dụng của mảnh đất.
Trường hợp di chúc được xác định là không hợp pháp khi có một trong các căn cứ như chữ ký của bà là giả mạo, tại thời điểm lập di chúc bà bị ép buộc, không minh mẫn sáng suốt, không đảm bảo về mặt hình thức theo quy định của pháp luật… Trong trường hợp này, di sản thừa kế bà để lại sẽ được phân chia thừa kế thành các phần bằng nhau cho những người thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của bà (nếu thời điểm bà mất họ còn sống); các con của bà.
Trong trường hợp này, việc người con ở cùng với ông bà được thừa kế toàn bộ căn nhà và quyền sử dụng đất là di sản bà để lại sẽ được xác định là không hợp pháp. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà đã được cấp có thể bị thu hồi do cấp không đúng đối tượng được hưởng quyền.
Vì vậy, việc xác định di chúc của bà có hợp pháp hay không, cũng như việc những người thừa kế đòi lại mảnh đất và ngôi nhà này có hợp lý hay không thì cần căn cứ vào tình hình cụ thể để có sự xác định cụ thể.
- Về quyền khởi kiện của những người con – những người thừa kế của ông, bà.
Việc khởi kiện được xác định là quyền của mỗi cá nhân, khi họ có căn cứ cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của họ đang bị xâm phạm. Tuy nhiên, về việc thực hiện quyền khởi kiện về thừa kế của người thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự năm 2015.
Do vậy, trong trường hợp này, nếu tính từ thời điểm mở thừa kế – tức là thời điểm ông, bà chết thì trong thời hạn 30 năm đối với bất động sản (ở đây là đất đai, nhà cửa) thì những người thừa kế của ông, bà vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản thừa kế của ông, bà. Trong thời hạn 10 năm kể từ thời điểm ông, bà chết thì những người thừa kế vẫn có quyền khởi kiện để bác bỏ quyền thừa kế của người khác, hoặc xác lập quyền thừa kế của mình. Nếu hết thời hạn này, mà những người thừa kế không khởi kiện, hoặc khởi kiện quá thời hiệu thì những người thừa kế này sẽ không được quyền khởi kiện và Tòa án sẽ không thụ lý giải quyết đơn khởi kiện này, và những di sản mà người chết để lại sẽ thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của người đang quản lý, sự dụng tài sản.
Trong trường hợp cụ thể của bạn, nếu ông, bà mất trong thời gian Bộ luật dân sự năm 2015 có hiệu lực thì tính đến thời điểm này (năm 2018) vẫn đang còn thời hiệu khởi kiện thừa kế, nên những người con của ông bà vẫn có quyền khởi kiện để yêu cầu phân chia di sản. Việc họ có khả năng thắng kiện hay không còn phụ thuộc vào quá trình điều tra, xác minh, chứng cứ về di chúc, việc phân chia tài sản trước đó. Nếu không có đầy đủ chứng cứ cho thấy di chúc không được tạo lập hợp pháp, hoặc có dấu hiệu giả mạo; không có chứng cứ cho thấy việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người con ở cùng bố mẹ không đúng quy trình, không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền thì những người con còn lại của ông bà sẽ không đủ căn cứ để đòi phân chia di sản thừa kế, hay đòi lại nhà và quyền sử dụng đất đối với mảnh đất này.
Trường hợp 2: Nếu ông, bà mất vào thời điểm trước khi Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực.
Trong trường hợp này, việc xác định việc phân chia di sản thừa kế, di chúc hợp pháp hay không và thời hiệu khởi kiện thừa kế được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành tại thời điểm ông, bà chết, đó có thể là
Như vậy, từ những phân tích nêu trên thì việc di chúc có hợp pháp hay không, những người thừa kế khác của ông bà có thể thực hiện việc yêu cầu phân chia di sản thừa kế, đòi lại phần di sản của ông, bà hay không bạn cần căn cứ vào hoàn cảnh thực tế cũng như văn bản pháp luật hiện hành tại thời điểm ông, bà chết để có sự xác định cụ thể.