Tranh chấp ranh giới đất là một trong những tranh chấp thường hay xảy ra trên thực tế. Khi có tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm sẽ giải quyết như sau:
Mục lục bài viết
1. Tự thương lượng, hòa giải tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm:
Đây là phương thức luôn được ưu tiên khi xảy ra các tranh chấp nói chung và tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm nói riêng, vì thương lượng sẽ chỉ xảy ra trong nội bộ, thế nên không có sự tham gia của bên thứ ba. Chính vì thế, không cần phải lo lắng vấn đề bảo mật thông tin. Điều này cũng sẽ giúp cho các bên có thể tiết kiệm được nhiều chi phí giải quyết. Tuy nhiên, với phương thức này sẽ chỉ đạt được hiệu quả khi các bên cùng đồng thuận và có thiện chí với nhau, để thực hiện được kết quả thương lượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của các bên.
Nếu các bên tự thương lượng, hòa giải không thành về vấn đề tranh chấp ranh giới đất thì trước khi các bên khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết (hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh giới đất tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền) sẽ phải thực hiện thủ tục hòa giải về vấn đề tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm tại ủy ban nhân dân cấp xã.
2. Hòa giải tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm tại ủy ban nhân dân cấp xã:
Các bên hoặc một trong hai bên có chấp ranh giới đất gửi đơn đề nghị hòa giải tranh chấp đất đai (tranh chấp về vấn đề ranh giới đất) lên ủy ban nhân dân cấp xã nơi đất tọa lạc để thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm.
Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai (tranh chấp ranh giới đất), Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp về ranh giới đất của hai bên;
– Thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
– Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải giữa các bên có tranh chấp;
– Tổ chức cuộc họp hòa giải về tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm. Việc hòa giải về tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp ranh giới đất đều có mặt. Trong trường hợp một trong các bên tranh chấp về ranh giới đất vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
Khi hòa giải tranh chấp về ranh giới đất tại Ủy ban nhân dân cấp xã, sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp thứ nhất: Hòa giải thành
– Kết quả hòa giải thành về tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm phải được lập thành văn bản có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp về ranh giới đất có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia buổi hòa giải và phải có đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
– Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới của thửa đất, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường (áp dụng đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau) hoặc gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường (áp dụng đối với các trường hợp khác).
– Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình lên Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới của thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trường hợp thứ hai: hòa giải không thành
Trường hợp hòa giải về tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm mà không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên lại thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì khi đó Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ lập biên bản hòa giải về tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp về ranh giới đất gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.
3. Khởi kiện ra tòa án nhân dân về tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm:
Khi hai phương thức giải quyết tranh chấp nêu trên không đạt được kết quả thì các bên có tranh chấp về ranh giới đất mới nên làm thủ tục khởi kiện ra tòa án dân sự để giải quyết việc tranh chấp về ranh giới đất. Các bên tranh chấp về ranh giới đất nên chọn phương thức giải quyết này là phương thức giải quyết cuối cùng, bởi vì để giải quyết về tranh chấp ranh giới đất tại Tòa án nhân dân thì thời gian giải quyết tốn khá nhiều thời gian (thông thường sẽ kéo dài khoảng từ 04-06 tháng), tiền bạc, công sức, chi phí đi lại,…Thủ tục khởi kiện ra tòa án nhân dân về tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm được thực hiện như sau:
3.1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp ra giới đất:
– Đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất (theo mẫu đơn số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ khác có giá trị tương đương;
– Biên bản hòa giải không thành;
– Giấy tờ tùy thân người khởi kiện/người bị kiện;
– Các chứng cứ, tài liệu chứng minh yêu cầu khởi kiện (ví dụ như biên bản đo đạc đất,…).
3.2. Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án:
Người khởi kiện về tranh chấp ranh giới đất với nhà hàng xóm gửi hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng một trong các phương thức sau đây:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
3.3. Tòa án nhận, xử lý và thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất:
– Nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất và ghi vào sổ nhận đơn:
+ Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất mà người khởi kiện đã nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn.
+ Trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất mà người khởi kiện gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.
– Tòa án xác nhận đã nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất:
+ Khi nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất được nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện.
+ Đối với trường hợp nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày đã nhận đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp về ranh giới đất, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
+ Trường hợp nhận đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn khởi kiện cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
– Xem xét đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất: trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về ranh giới đất và ra quyết định xử lý đơn khởi kiện (sửa đổi, bổ sung, thụ lý, chuyển đơn, trả lại đơn).
– Nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho người khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh giới đất biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.
– Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, người khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh giới đất phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi đã nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án thì người khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh giới đất nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án.
– Tòa án thụ lý đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp ranh giới đất kể từ khi nhận được biên lai này.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai 2013;
–
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
– Bộ Luật dân sự 2015.