Tranh chấp phần đất đã đổi từ năm 2000. Giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên đổi đất cho nhau.
Tranh chấp phần đất đã đổi từ năm 2000. Giải quyết tranh chấp đất đai khi các bên đổi đất cho nhau.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư! Tôi có vấn đề về tranh chấp đất đai cần được tư vấn như sau: năm 2000 gia đình có đổi một thửa ruộng đất canh tác 200m2 cho một hộ dân cùng xã tên là A, Biên bản xác nhận có chữ ký của bố tôi và 2 vợ chồng nhà A. Và hai gia đình đã sử dụng để canh tác, đến tháng 2 năm 2016 gia đình nhà A làm đơn kiện đòi lại đất đã đổi. vậy luật sư cho tôi hỏi, với giấy tờ trên và quá trình sử dụng đất như vậy thì gia đình tôi cần làm những gì để không mất quyền sử dụng trên mảnh đất đã đổi.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Theo Khoản 1, Điều 106, “Luật đất đai 2013” quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
"1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định tại khoản 2 Điều 110; khoản 2 và khoản 3 Điều 112; các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8 Điều 113; khoản 2 Điều 115; điểm b khoản 1, các điểm b, c, d, đ và e khoản 3 Điều 119; điểm b khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 120 của Luật này khi có các điều kiện sau đây:
a) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị
d) Trong thời hạn sử dụng đất."
Năm 2000 khi bố bạn ký kết hợp đồng thì áp dụng “Luật đất đai 2013” và khi thực hiện quyền của mình thì người sử dụng đất đai phải thực hiện các nghĩa vụ quy định tại Điều 107, “Luật đất đai 2013”.
"Người sử dụng đất có các nghĩa vụ chung sau đây:
1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;
2. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;
5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan;
6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;
7. Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất."
Đồng thời Luật dân sự 2005 cũng có quy định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng trao đổi tài sản. Cụ thể, tại Điều 463, Luật dân sự 2005 thì hợp đồng trao đổi tài sản:
"1. Hợp đồng trao đổi tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó các bên giao tài sản và chuyển quyền sở hữu đối với tài sản cho nhau.
2. Hợp đồng trao đổi tài sản phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký, nếu pháp luật có quy định.
3. Trong trường hợp một bên trao đổi cho bên kia tài sản không thuộc quyền sở hữu của mình hoặc không được chủ sở hữu ủy quyền thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
4. Mỗi bên đều được coi là người bán đối với tài sản giao cho bên kia và là người mua đối với tài sản nhận về. Các quy định về hợp đồng mua bán từ Điều 428 đến Điều 437 và từ Điều 439 đến Điều 448 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng trao đổi tài sản."
Theo đó thời hạn thực hiện hợp đồng trao đổi tài sản do các bên thỏa thuận, các bên trao đổi tài sản phải giao tài sản cho bên kia đúng thời hạn đã thỏa thuận và chỉ được giao tài sản cho bên kia trước hoặc sau thời hạn nếu được bên kia đồng ý. Khi các bên không thỏa thuận thời hạn giao tài sản thì một trong các bên có quyền yêu cầu bên kia giao tài sản cho mình nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý. Phương thức và địa điểm giao tài sản do các bên thỏa thuận.
Quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi được chuyển cho bên kia kể từ thời điểm tài sản được chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó. Đồng thời các bên phải có nghĩa vụ bảo đảm quyền sở hữu đối với tài sản cho bên đã trao đổi không bị người khác tranh chấp.
>>> Luật sư tư vấn pháp
Trong trường hợp này khi ký kết hợp đồng trao đổi đất đai (thuộc trường hợp phải công chứng, chứng thực hợp đồng) thì các bên phải thực hiện công chứng chứng thực theo quy định của pháp luật. Nếu như không tuân thủ quy định về hình thức của hợp đồng thì hợp đồng của bạn có thể tuyên vô hiệu theo quy định tại Điều 134, Luật dân sự 2005:
"Điều 134. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; quá thời hạn đó mà không thực hiện thì giao dịch vô hiệu."
Để đảm bảo quyền lợi cho bên gia đình mình, bạn có thể làm thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành tại Điều 202, Điều 203 của Luật đất đai 2013.