Luật sư cho tôi hỏi:Ông C mua đất ông B không có lối đi đã lấn đất gia đình tôi để mở đường đi. Hiện nay gia đình tôi không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vậy tôi có làm đơn khởi kiện được không?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là Võ Xuân Quyết! Tôi có một số vấn đề muốn hỏi
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Như bác đã trình bày thì việc chính quyền xã phong tỏa sổ đỏ là hoàn toàn không có căn cứ bởi sổ đỏ để cấp cho mỗi hộ gia đình,
Hành vi lấn đất của ông C là hoàn toàn sai. Nếu sau khi mua đất của nhà ông B mà ông C không có lối đi thì ông C có thể thương lượng với bác về vấn đề mở lối đi khi bị các bất động sản liền kề bao vây. Căn cứ Điều 275 “Bộ luật dân sự 2015”: Quyền về lối đi qua bất động sản liền kề:
“1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
>>> Luật sư
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Như vậy nếu ông C không thương lượng với bác mà vẫn lấn đất để mở lối đi chung thì bác hoàn toàn có quyền khởi kiện ra tòa án về tranh chấp này.
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013: Thẩm quyền
Xem thêm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là gì? Các loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về
tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai
hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;…”
Trước tiên bác làm đơn khiếu nại lên ủy ban nhân dân cấp xã để ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành hòa giải. Nếu hòa giải không thành bác có quyền làm đơn khời kiện tới tòa án nhân dân cấp quận, huyện, thành phố thuộc tỉnh nơi bác đang sinh sống. Căn cứ điểm b) Khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013 tòa án vẫn tiến hành thụ lý vụ án nếu bác không có
Trong hồ sơ khởi kiện lên tòa án bác cần có một số giấy tờ như sau:
– Đơn khởi kiện, đơn này bác có thể viết tay hoặc lên Tòa án xin mẫu tại Tòa án.
– Tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp như: giấy tờ về