Thực trạng sinh con mà không đăng ký kết hôn? Quy định của pháp luật về việc tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Có con khi không đăng ký kết hôn là vấn đề đã và đang diễn ra phổ biến hiện nay. Một trong những vấn đề liên quan, phát sinh trong cuộc sống là tranh chấp giành quyền nuôi con khi chưa đăng ký kết hôn. Dưới đây là bài phân tích về việc tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn.
Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Khái quát về vấn đề kết hôn:
– Kết hôn là Việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về vấn đề kết hôn thông qua việc ban hành
– Khi đăng ký kết hôn, các cá nhân sẽ bị ràng buộc với về pháp luật với quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo đó, vợ và chồng sẽ phải thực hiện nghĩa vụ với nhau trong mối quan hệ hôn nhân này. Hôn nhân xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia cuộc hôn nhân đó theo
+ Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp, Luật này và các luật khác có liên quan.
+ Quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được tôn trọng và bảo vệ.
+ Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
+ Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau.
+ Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ tạo điều kiện, giúp đỡ nhau chọn nghề nghiệp; học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
+ Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây: Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm; Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình; Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình; Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường; Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Như vậy, hôn nhân xác lập hôn nhân giữa vợ và chồng. Khi đăng ký kết hôn, hai bên sẽ phải chịu trách nhiệm với nhau, cùng nhau tuân thủ quyền lợi của đối phương và thực hiện nghĩa vụ của bản thân với đối phương và cuộc hôn nhân đó.
– Một trong những vấn đề quan trọng nhất, phát sinh, hình thành trong hôn nhân đó là con cái. Về mặt tình cảm, con cái là kết tinh tình yêu của vợ và chồng, là cơ sở gắn bó hạnh phúc gia đình thêm bền chặt. Về mặt pháp lý, con cái là đối tượng mà vợ và chồng phải chịu trách nhiệm trong hôn nhân của mình. Cả vợ và chồng đều phải nghĩa vụ yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng con. Đây là quy quy định bắt buộc. Nó không chỉ đảm bảo việc bảo vệ quyền con người, mà là cơ sở nền tảng để xây dựng, phát triển con người, bởi trẻ em là tương lai của nước nhà. trẻ em được nuôi dưỡng, giáo dục tốt sẽ góp phần hình thành nên một xã hội giàu mạnh và phát triển.
2. Tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
2.1. Thực trạng sinh con mà không đăng ký kết hôn:
– Xã hội ngày càng phát triển. việc hội nhập quốc tế cùng sự phát triển của công nghệ hiện đại giúp suy nghĩ của con người thêm phóng khoáng và hiện đại hại. Những quan điểm mang tính chất truyền thống về hôn nhân và tình yêu dần phai nhạt. Một ví dụ điển hiền là vấn đề sống thử. Khi yêu nhau, tin tưởng nhau, nam và nữ sẽ đi đến sống thử với nhau. Mặc dù chưa đăng ký kết hôn, họ vẫn dọn về sống chung một nhà, chăm sóc, yêu thương và giúp đỡ nhau. Có thể nói, khi sống thử, các cá nhân tự ý thức được trách nhiệm của mình với đối phương, cùng yêu thương và xây dựng một tổ ấm. Tuy nhiên, quan hệ của họ chỉ dừng ở mặt ý thức và tình cảm, chứ không được pháp luật công nhận bởi họ không thực hiện đăng ký kết hôn.
– Không đăng ký kết hôn nhưng vẫn chung sống với nhau, hai bên sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề. Một trong số đó là việc có con khi chưa đăng ký kết hôn. Có thể nhận định rằng, đây là vấn đề diễn ra khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, việc có con mà chưa đăng ký kết hôn nảy sinh rất nhiều vấn đề, mâu thuẫn. Một trong số đó là tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn.
2.2. Quy định của pháp luật về việc tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn:
– Như đã phân tích ở trên, khi không đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ sẽ không phát sinh nghĩa vụ vợ chồng với nhau về mặt pháp luật. Tài sản riêng, hai bên không có sự chung đụng. Tuy nhiên, về mặt con chung, hai bên vẫn có nghĩa vụ và trách nhiệm. Cụ thể, bố và mẹ có trách nhiệm yêu thương, chăm sóc, bảo vệ và nuôi dưỡng con. Hay nói cách khác, về con chung, kể cả chưa kết hôn, bố và mẹ đều phải có trách nhiệm ngang nhau.
– Không đăng ký kết hôn, nên hai bên sẽ không có sự ràng buộc với nhau về mặt pháp lý. Nên khi không có tình cảm với nhau, hai bên hoàn toàn tự do chấm dứt quan hệ tình cảm. Quan hệ yêu đương của hai người chấm dứt, song về vấn đề con chung, hai bên vẫn có nghĩa vụ, trách nhiệm ngang nhau. Nếu hai bên tranh chấp, giành quyền nuôi con thì có thể giải quyết như sau:
+ Thứ nhất, hai bên có thể thỏa thuận với nhau về vấn đề nuôi con. Nếu một trong hai người thấy đối phương có khả năng nuôi dưỡng con tốt hơn thì để họ nuôi. Hoặc hai bên có thể thỏa thuận với nhau về nuôi dưỡng, trợ cấp, chăm nom con thì việc nuôi dưỡng con sẽ dừng lại ở sự thỏa thuận giữa hai bên. Và pháp luật hoàn toàn tôn trọng sự thỏa thuận đó. Thực tế, đây là cách thức tốt nhất trong việc xác định quyền nuôi dưỡng trực tiếp con cái khi bố và mẹ không đăng ký kết hôn.
+ Thứ hai, nếu hai bên không thể thỏa thuận với nhau về việc trực tiếp nuôi dưỡng con, thì sẽ khởi kiện ra tòa, nhờ tòa phân xử việc giành quyền nuôi con. Cũng giống việc giải quyết việc tranh chấp con khi ly hôn, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn cũng được giải quyết theo phương hướng tương tự. Nếu con trên 7 tuổi, Tòa án sẽ ưu tiên lựa chọn của con. Con sẽ bày tỏ quan điểm, mong muốn của bản thân rằng thích ở với bố hay với mẹ, lý do. Cùng với đó, bố và mẹ sẽ phải chứng minh điều kiện kinh tế và khả năng nuôi dưỡng cháu về mặt đạo đức, tinh thần (Đảm bảo cho con một môi trường sống văn minh, lành mạnh). Tòa sẽ căn cứ về điều kiện kinh tế, vật chất và nền tảng đạo đức, tinh thần để xác định xem bố hay mẹ có khả năng giành quyền nuôi con trực tiếp. Tòa sẽ một phần dựa vào sự lựa chọn đó của con để xác định xem con do ai trực tiếp nuôi dưỡng. Trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi (dưới 3 tuổi), pháp luật ưu tiên để mẹ nuôi dưỡng con. Bởi lẽ, trong giai đoạn này, con vẫn còn quá bé, cần nhận được sự chăm sóc, nuôi dưỡng trực tiếp từ người mẹ. Chỉ khi người mẹ không có khả năng về kinh tế, hoặc có chứng cứ chứng minh người mẹ có vấn đề về nhân cách, đạo đức thì Tòa mới để con dưới 36 tháng tuổi cho bố nuôi dưỡng.
Như vậy, nếu bố và mẹ tranh chấp, giành quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn thì sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật như trên. Dù có đăng ký kết hôn hay không, quy định của pháp luật Việt Nam về việc giành quyền nuôi con giống này. Điều này đảm bảo việc bảo vệ quyền lợi cho con trẻ, thể hiện tính công bằng, khách quan của pháp luật Việt Nam. Hơn tất cả, điều này góp phần tạo lập nên một xã hội văn minh, hạnh phúc khi quyền lợi của trẻ em được đảm bảo một cách tuyệt đối nhất.