Tranh chấp đất đai trong trường do bị mất sổ đỏ giải quyết thế nào?Có được cấp giấy chứng nhận quyền sổ dụng đất khi các đồng chủ sở hữu chưa đồng ý?
Tranh chấp đất đai trong trường do bị mất sổ đỏ giải quyết thế nào?Có được cấp giấy chứng nhận quyền sổ dụng đất khi các đồng chủ sở hữu chưa đồng ý?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi xin trình bày về việc tranh chấp tài sản không di chúc để lại như sau: Gia đình Nội tôi có 6 người con, ban đầu sổ đỏ là do ông nội tôi đứng tên, 1995 ông bà Nội tôi mất không để lại di chúc cho ai, cô thứ 5 tôi lấy và giữ sổ đỏ. Sau 1 thời gian thì cô tôi báo rằng mất sỏ đỏ do ông nội tôi để lại cô kêu tất cả anh em lên ký tên làm lại sổ mới (ba tôi không biết chữ) và người cô 2 chưa ký tên nhưng xã vẫn cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cô 5. Vài năm sau cô đập bỏ nhà ông bà nội bán đi miếng đất đó và tiếp bán thêm miếng đất rẫy 1 mẫu rưỡi nhưng không chia tiền cho bất cứ anh em nào hết vào khoảng 8 năm gần đây cô lại muốn đuổi ba tôi đi (ba tôi là người con thứ 6) để tiếp tục bán đất thì lúc đó ba tôi mới biết rằng sổ đỏ do cô 5 đứng tên, cô 5 khởi kiện ba tôi bắt buộc ba tôi phải di dời trả lại đất cho cô. Đã xử sơ thẩm tòa tuyên án ba tôi thua và bắt buộc ba tôi phải di dời bức xúc ba tôi khởi kiện lên tỉnh.
Cho tôi hỏi xã cấp quyền sử dụng đất cho cô 5 tôi như vậy có hợp lý hay không? Nếu giờ tôi tìm ra sổ đỏ của ông nội lúc xưa để lại thì việc đó có lợi gì cho ba tôi hay không? Nếu được tôi xin luật sư hướng dẫn tìm ra sổ đỏ của ông nội tôi.
Rất mong được sự giải đáp thắc mắc từ phía luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, do ông bà ngoại của bạn mất không để lại di chúc nên di sản mà ông bà để lại là thửa đất và nhà sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định như sau:
"Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."
Như vậy, 6 người con của ông bà bạn đều được hưởng thừa kế như nhau và là đồng sở hữu của phần đất và ngôi nhà ông bà bạn để lại.
Thứ hai, bạn nói rằng sau khi sổ đỏ bị mất, tất cả anh em lên ký tên làm lại sổ mới, tuy nhiên bạn không nêu rõ việc ký tên biên bản này với nội dung như thế nào. Trong trường hợp này, nội dung biên bản ký kết giữa các người con là chứng cứ để xác nhận việc xã cấp quyền sử dụng đất cho cô 5 có hợp lý hay không.
– Nếu như biên bản xác nhận cho cô 5 bạn được toàn quyền sở hữu quyền sử dụng đất thì đương nhiên việc xã cấp cho cô 5 bạn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là hợp pháp.
– Còn nếu việc ký kết chỉ thỏa thuận ủy quyền cho cô 5 được đứng tên trên sổ đỏ, giữ sổ đỏ và mảnh đất đó vẫn thuộc quyền sở hữu chung của 6 người con thì trong trường hợp này gia đình bạn hoàn toàn có quyền kiện cô 5 bạn ra Tòa án để đòi lại mảnh đất mình đang ở.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 19006568
Ngoài ra, nếu bạn tìm lại được Sổ đỏ của ông bà bạn thì bạn có thể kiện cô 5 bạn trong trường hợp này. Nếu không tìm được sổ đỏ, bạn có thể lên cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn…) để xin bản đồ địa chính năm 1995, bản đồ Gia Long, sổ mục kê 1995 … Các tài liệu này có thể làm chứng cứ để kiện cô bạn tại Tòa án.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Kháng nghị giám đốc thẩm đối với vụ án tranh chấp đất đai
– Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai có yếu tố nước ngoài
– Tranh chấp hợp đồng mua bán đất đai không công chứng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 19006568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại