Tranh chấp đất đai khi đang tiến hành xây dựng. Giải quyết tranh chấp đất đang xây dựng.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư cho biết: Đất đã được cấp giấy CNQSDĐ và có giấy phép xây dựng rồi, khi tiến hành xây dựng thì bị tranh chấp, vậy có cần phải đo vẽ lại không? Nếu kết quả việc đo vẽ lại khác với bản vẽ và giấy CNQSDĐ đã được cấp thì tòa xử theo kết quả nào? Sau khi tòa sơ thẩm tuyên án dân sự thì trong thời gian bao lâu án đó được thi hành? Quy trình, thủ tục ra sao? Xin chân thành cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật tố tụng dân sự 2004.
2. Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về việc giải quyết tranh chấp đất đai:
Tại Điều 161
“Điều 161. Quyền khởi kiện vụ án
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Nếu cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm thì có quyền khởi kiện tại
Tranh chấp đất đai trong trường hợp này là tranh chấp về việc xác định ai là chủ sở hữu đối với đất. Để giải quyết được tranh chấp, Tòa án cần xác định được ai là chủ sở hữu hợp pháp đối với đất. Vì vậy việc đo đạc lại phần đất có tranh chấp là cần thiết để xác định diện tích cũng như mốc giới trên thực địa. Trường hợp số liệu đo đạc thực tế khác với thông tin trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp, Tòa án sẽ dựa thêm các chứng cứ khác do các bên cung cấp để xác định sự thật của vụ án.
Thứ hai, về thời điểm có hiệu lực thi hành của bản án sơ thẩm:
Trong
“Điều 245. Thời hạn kháng cáo
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
>>> Luật sư
Điều 252. Thời hạn kháng nghị
1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là mười lăm ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là ba mươi ngày, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên toà thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.”
Kháng cáo hoặc kháng nghị bản án dân sự sơ thẩm là cơ sở để Tòa án xét xử phúc thẩm vụ án. Theo định nghĩa tại Điều 242 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 thì xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Như vậy có thể hiểu hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị bản án sơ thẩm thì bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Nói cách khác, bản án dân sự sơ thẩm sẽ có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án và không bị kháng cáo, kháng nghị.