Trái phiếu Chính phủ đang là một hình thức đầu tư được nhiều nhà đầu tư quan tâm đến. Dựa trên những ưu điểm của loại hình trái phiếu này mà đã thu hút được nguồn vốn để thực hiện các công trình, dự án quan trọng của đất nước.
Mục lục bài viết
1. Trái phiếu Chính phủ là gì?
Theo Nghị định 01/2011/NĐ-CP thì trái phiếu Chính phủ được hiểu như sau:
Trái phiếu Chính phủ là là một loại trái phiếu do cơ quan nhà nước ban hành- Bộ Tài chính để thực hiện huy động vốn vào ngân sách nhà nước hoặc vào các dự án, chương trình của Chính phủ thực hiện.
Theo quy định của pháp luật thì đối tượng mua trái phiếu là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ chức nước ngoài.
Trái phiếu Chính phủ sẽ có các phương thức phát hành sau:
– Phát hành qua hình thức đấu thầu
– Phát hành trực tiếp cho ngân hàng nhà nước.
Trái phiếu là một loại giấy tờ chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu một khoản tiền cụ thể, trong một khoảng thời gian quy định và với một mức lãi suất xác định. Khoản tiền nói trên được gọi là mệnh giá trái phiếu.
Trái phiếu chính phủ do chính phủ hoặc những ngành đặc biệt như ngành giao thông, bưu điện, xi măng, điện được Chính phủ uỷ quyền phát hành. Những trái phiếu này được phát hành nhằm bù đắp sự thiếu hụt Ngân sách Nhà nước hoặc để xây dựng các công trình công cộng hoặc để giải quyết những khó khăn về tài chính.
Trái phiếu chính phủ là “giấy nhận nợ” của chính phủ.
Nếu trái phiếu Chính phủ được phát hành trong nước thì đó là một bộ phận hình thành những khoản nợ trong nước. Nếu trái phiếu Chính phủ được phát hành tại nước ngoài thì hình thành một khoản nợ nước ngoài.
Trái phiếu Chính phủ được bảo đảm chắc chắn bởi uy tín của chính phủ và tài sản quốc gia, trái phiếu chính phủ có khả năng cầm cố và chuyển nhượng. Các tổ chức nhân đạo, các tổ chức tôn giáo, các công ty phục vụ cho mục đích công cộng thường được ưu tiên mua trước và được miễn giảm lệ phí giao dịch.
Hệ thống ngân hàng thương mại là người trợ giúp đắc lực của Nhà nước trong quá trình phát hành và thanh toán trái phiếu Chính phủ.
2. Mua trái phiếu Chính phủ ở đâu?
Để mua được trái phiếu Chính phủ các nhà đầu tư phải trải qua quá trình không hề đơn giản. Theo Thông tư 11/2018/TT-BTC thì các nhà tạo lập thị trường phải trải qua đấu thầu để xác định tư cách, điều kiện để mua được trái phiếu Chính phủ, hoặc trái phiếu sẽ được phát hành trực tiếp cho Ngân hàng nhà nước.
Đối với hình thức đấu thầu theo đó, Sở Giao dịch chứng khoán sẽ gửi
Mã trái phiếu dự kiến phát hành; kỳ hạn, khối lượng gọi thầu dự kiến đối với từng mã trái phiếu; thông tin thời gian về ngày ngày tổ chức phát hành, ngày phát hành…;phương thức phát hành; hình thức đấu thầu; các loại lãi xuất; thông tin về tài khoản nhận tiền mua trái phiếu; các thông tin về phương thức xác định kết quả đấu thầu.
Sau đó các nhà đầu tư, nhà tạo lập thị trường phải gửi thông tin theo mẫu của Sở Giao dịch chứng khoán trong thời gian quy định là chậm nhất vào 10 giờ 30 phút ngày tổ chức phát hành.
Và nhà tạo lập thị trường sẽ thực hiện các bước như Sở đã
3. Cách tính lãi suất trái phiếu Chính phủ:
Cách tính lãi suất của trái phiếu Chính phủ sẽ được quy định tại Thông tư 111/2018/TT-BTC của Bộ Tài Chính. Lãi suất trái phiếu Chính phủ được hiểu như sau: Đó là tỷ lệ phần trăm dựa giá trị mệnh giá trái phiếu mà chủ sở hữu được hưởng. Theo đó vào các kỳ trả lãi theo như điều kiện, điều khoản của trái phiếu mà chủ sở hữu đang năm giữ nhà phát hành phải thanh toán theo tỉ lệ lãi hàng năm đã được quy định.
Lãi xuất trái phiếu Chính phủ sẽ được thông báo khi trên trang điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán. Và khi người sở hữu mua được trái phiếu Chính phủ thì lãi suất trái phiếu sẽ được ghi trên trái phiếu mà nhà đầu tư – nhà tạo lập thị trường sở hữu.
Dựa vào đó thì nhà tạo lập thị trường có thể tính số tiền lãi nhận được từ một trái phiếu Chính phủ như sau:
– Đối với trái phiếu có kỳ hạn trả lãi đầu tiên có kỳ trả lãi đầu tiên ngắn hơn so với các kỳ trả lãi tiếp theo:
Số tiền thanh toán lãi của 01 trái phiếu với kỳ trả lãi đầu tiên = (mệnh giá trái phiếu x Lãi suất doanh nghĩa trái phiếu (%/ năm) x số ngày thực tế giữa ngày thanh toán tiền mua trái phiếu và ngày thanh toán tiền lãi đầu tiên kể từ ngày thanh toán tiền mua trái phiếu) : ( số lần thanh toán lãi định kỳ trong một năm x Số ngày trong kỳ trả lãi thông thường theo giả định khi việc thanh toán xảy ra)
– Lãi nhận được của một trái phiếu đối với một trái phiếu trong các kỳ trả lãi tiếp theo:
Số tiền thanh toán lãi của một trái phiếu đối với các kỳ trả lãi tiếp theo = ( Mệnh giá trái phiếu x lãi suất danh nghĩa trái phiếu) : số lần thanh toán lãi định kỳ trong một năm.
Lưu ý trong các công thức tính toán này
– Đối với số tiền thanh toán lãi của một trái phiếu sẽ được làm tròn đến đơn vị đồng
– Với lãi suất danh nghĩa trái phiếu: Đối với phát hành lần đầu lãi xuất danh nghĩa áp dụng đối với các nhà tạo lập trúng thầu cạnh tranh lãi suất và được làm tròn xuống dưới 1 chữ số thập phân. Đối với phát hành bổ sung lãi suất danh nghĩa của trái phiếu đang lưu hành và được phát hành bổ sung.
Lãi suất trái phiếu Chính phủ năm 2021
Trên trang thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội niêm yết thông tin như sau:
Kế hoạch chiến lược | Khối lượng | Lợi suất gần nhất |
Sáu tháng | 16.000 | 1.5909 |
Mười hai tháng | 500.000 | 0.3994 |
Hai năm | 1.000.000 | 0.6001 |
Ba năm | 1.000.000 | 1.1 |
Năm năm | 500.000 | 1.76 |
Bảy năm | 500.000 | 2.3099 |
Mười năm | 500.000 | 2.8615 |
Mười năm năm | 860.000 | 3.05 |
Hai mươi năm | 1.000.000 | 3.33 |
Hai mươi năm năm | 1.000.000 | 4 |
Ba mươi năm | 500.000 | 3.5 |
Ngoài ra trên trang thông tin của Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội còn có thông tin chính xác đến từng ngày về: Giá sạch nhất; loại hình trả lãi; ngày đáo hạn; ngày giao dịch, ngày kết giao dịch, loại tiền tệ; chỉ số giá bán sạch; chỉ số giá bán bẩn; chỉ số tổng thu nhập; tổng hợp các giao dịch trong ngày…
4. Ưu nhược điểm của trái phiếu Chính phủ:
4.1. Ưu điểm của trái phiếu Chính phủ:
– Mức độ tin cậy
Với các chủ thể phát hành ra trái phiếu khác, nhà đầu tư sẽ phải tìm hiểu về chủ thể đó, khả năng chi trả… để đảm bảo độ an toàn trong quá trình sinh lời. Nhưng đối với trái phiếu Chính phủ thì nhà đầu tư sẽ được đảm bảo bởi uy tín của Nhà nước và chính xác là ngân sách nhà nước.
Chính vì vậy so với các chủ thể phát hành khác thì nhà đầu tư sẽ có lòng tin hơn rất nhiều.
– Thông tin nắm bắt được
Các thông tin về trái phiếu Chính phủ sẽ được cập nhật liên tục, hàng ngày trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giao dịch chứng khoán.
Nếu như các chủ thể phát hành trái phiếu khác nhà đầu tư sẽ phải chọn lọc các nguồn thông tin. Thì đối với trái phiếu Chính phủ những thông tin đó sẽ được niêm yết công khai.
– Chọn lọc nhà đầu tư – nhà tạo lập thị trường.
Trái phiếu Chính phủ không phải bất cứ chủ thể nào cũng có thể mua được. Khi mua trái phiếu Chính phủ nhà đầu tư sẽ thông qua hình thức đấu thầu hoặc trái phiếu sẽ được phát hành trực tiếp cho ngân hàng nhà nước. Tức là qua hình thức này chủ thể ban hành sẽ chọn lựa những nhà đầu tư đủ điều kiện để thực hiện các giao dịch tiếp theo.
4.2. Nhược điểm của trái phiếu Chính phủ:
Chắc chắn rằng trái phiếu Chính phủ không có những nhược điểm có thể kể đến những lý do sau:
– Lãi suất
So với các chủ thể phát hành trái phiếu khác thì trái phiếu Chính phủ được cho là có lãi suất thấp hợn . Mục tiêu của nhà đầu tư là sinh lời khoản tiền mình đang có, chính vì vậy lãi suất thấp hơn những nhà phát hành khác mô hình chung đã tạo nên nhược điểm của trái phiếu Chính phủ.
– Quy trình
Quy trình để đầu tư vào trái phiếu Chính phủ không đơn giản, sẽ phải trải qua quá trình như Luật đã quy định và chắc chắn rằng không phải nhà đầu tư nào cũng đủ điều kiện để có thể mua được trái phiếu Chính phủ.
5. Đặc điểm của trái phiếu Chính phủ:
Kì hạn:
Trái phiếu Chính phủ có kì hạn chuẩn là 03 năm, 05 năm, 07 năm, 10 năm , 15 năm, 20 năm, 30 năm và 50 năm; các kì hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
Mệnh giá phát hành:
Trái phiếu Chính phủ có mệnh giá là 100.000 đồng hoặc là bội số của 100.000 đồng.
Đồng tiền phát hành, thanh toán:
Đồng tiền phát hành, thanh toán là đồng Việt Nam. Trường hợp phát hành trái phiếu Chính phủ tại thị trường trong nước bằng ngoại tệ, đồng tiền phát hành, thanh toán là ngoại tệ tự do chuyển đổi.
Hình thức trái phiếu:
Trái phiếu Chính phủ được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử tùy thuộc vào phương thức phát hành.
Lãi suất:
Trái phiếu được phát hành theo lãi suất cố định, lãi suất thả nổi hoặc lãi suất chiết khấu theo thông báo của Kho bạc Nhà nước.
Phương thức thanh toán lãi, gốc:
Tiền lãi được thanh toán theo định kì 06 tháng một lần, hoặc 12 tháng một lần, hoặc thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn cùng với thanh toán gốc.
Tiền gốc được thanh toán 01 lần vào ngày đáo hạn hoặc thanh toán trước hạn theo thông báo của chủ thể phát hành đối với từng đợt phát hành.
Phương thức phát hành:
Trái phiếu Chính phủ được phát hành theo phương thức đấu thầu phát hành, bảo lãnh phát hành và phát hành riêng lẻ.
Kết luận: Không chỉ có trái phiếu doanh nghiệp mà trái phiếu Chính phủ hiện nay nhận được sự quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư – nhà tạo lập thị trường. Nhờ vào những ưu điểm nổi trội như ổn định; được sự bảo đảm của nhà nước…nên cũng là một kênh đầu tư đáng mong đợi.