Trại giam là thuật ngữ được nhắc đến gắn liền với thi hành án hình sự, là một trong những cơ quan thi hành án hình sự đặc trưng, thông thường, trại giam là nơi giam giữ phạm nhân. Vậy dưới góc độ pháp luật, trại giam là gì, có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào, cơ cấu tổ chức ra sao, có giống với cách hiểu thông thường hay không?
Mục lục bài viết
1. Trại giam là gì?
Trại giam có nhiều tên gọi khác nhau như nhà tù, dưới thời phong kiến còn gọi là nhà lao, ngục, chuồng cọp,.. trong đó trại giam và nhà tù được dùng phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, “trại giam” là thuật ngữ chính thức và có giá trị pháp lý hiện hành.
Trước hết, cần hiểu rõ như sau:
Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:
– Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);
– Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);
– Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu)
Như vậy, trại giam là một trong các cơ quan thi hành án hình sự.
Tại Quy chế Trại giam ban hành kèm theo Nghị định số 60-CP ngày 16-9-1993 của Chính Phủ (hết hiệu lực toàn bộ), đã giải thích rằng: “Trại giam là nơi chấp hành hình phạt của người bị kết án tù có thời hạn và tù chung thân. Người đang chấp hành hình phạt tù gọi là “phạm nhân”. Cho đến khi
Khái niệm này phải được hiểu kết hợp với khái niệm về thi hành án phạt tù, theo đó, thi hành án phạt tù là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người bị kết án phạt tù có thời hạn, tù chung thân phải chịu sự quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo. Như vậy, về cơ bản khái niệm được quy định trong Nghị định số 60 và Luật Thi hành án hình sự là không có sự khác nhau về bản chất.
Trại giam trong Tiếng Anh là “Prison”.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam:
Nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam
Được quy định tại Điều 17 Luật Thi hành án hình sự, theo đó, trại giam thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
– Tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân;
–
– Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân theo quy định của pháp luật;
– Thực hiện lệnh trích xuất của cơ quan, người có thẩm quyền;
– Nhận tài sản, tiền mà phạm nhân, thân nhân của phạm nhân tự nguyện nộp tại trại giam để thi hành án, chuyển cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án có trụ sở hoặc cơ quan thi hành án dân sự được ủy thác thi hành án; nhận tài sản, tiền do cơ quan thi hành án dân sự chuyển đến để giao cho phạm nhân theo quy định của Luật Thi hành án dân sự;
– Phối hợp với cơ quan thi hành án dân sự trong việc cung cấp thông tin về nơi chấp hành án phạt tù và việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của phạm nhân, thông tin nơi về cư trú của người chấp hành xong án phạt tù, người được đặc xá, người được miễn chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện; chuyển giao giấy tờ có liên quan đến phạm nhân phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản, các nghĩa vụ dân sự;
– Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù, giấy chứng nhận tha tù trước thời hạn có điều kiện;
– Làm thủ tục giải quyết trường hợp phạm nhân chết;
– Áp giải, bàn giao phạm nhân là người nước ngoài theo quyết định của Tòa án về việc chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù; tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân là công dân Việt Nam phạm tội và bị kết án phạt tù ở nước ngoài được chuyển giao về Việt Nam để chấp hành án; thực hiện các quy định của Luật này về thi hành án phạt trục xuất;
– Thực hiện thống kê, báo cáo về thi hành án phạt tù;
– Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Đối với giám thị trại giam, họ có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc:
– Tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của trại giam
– Ra quyết định phân loại và tổ chức giam giữ phạm nhân theo loại; quyết định xếp loại chấp hành án phạt tù, quyết định nâng, hạ loại phạm nhân, quyết định công nhận phạm nhân vi phạm kỷ luật đã tiến bộ, quyết định một số biện pháp điều tra ban đầu theo quy định của pháp luật, quyết định đình nã khi bắt được phạm nhân trốn trại giam;
– Quyết định kiểm tra, thu giữ, xử lý đồ vật, tài liệu thuộc danh mục cấm;
– Quyết định trích xuất phạm nhân phục vụ yêu cầu khám bệnh, chữa bệnh, quản lý, lao động, học tập; phạm nhân đến khu điều trị tại bệnh viện để phục vụ phạm nhân bị bệnh nặng không tự phục vụ bản thân được, phạm nhân có con dưới 36 tháng tuổi theo mẹ vào trại giam bị bệnh phải đưa đi bệnh viện điều trị;
– Ra quyết định truy nã và phối hợp tổ chức truy bắt kịp thời phạm nhân trốn trại giam.
3. Cơ cấu tổ chức của trại giam:
Trại giam được tổ chức như sau:
– Phân trại giam: Phân trại giam thuộc trại giam có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân theo đúng đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước
– Khu giam giữ (thuộc phân trại giam):
1. Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm;
2. Khu giam giữ đối với phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống; phạm nhân có mức án tù trên 15 năm đã được giảm án và thời hạn chấp hành án phạt tù còn lại dưới 15 năm; phạm nhân thuộc trường hợp tái phạm nguy hiểm, đã chấp hành một phần hai thời hạn chấp hành án phạt tù và đã được giảm thời hạn chấp hành án phạt tù.
– Nhà giam:
1. Nhà giam chung: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 50 phạm nhân;
2. Nhà giam riêng: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 08 phạm nhân
3. Nhà kỷ luật: Mỗi buồng giam giam giữ không quá 02 phạm nhân bị kỷ luật
– Các công trình phục vụ:
1. Công trình phục vụ lao động, học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân;
2. Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng công tác tại trại giam.
– Khu lao động, dạy nghề:
1. Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do trại giam đầu tư xây dựng, trực tiếp quản lý;
2. Khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân do tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng trong khu vực đất do trại giam quản lý và bàn giao cho trại giam trực tiếp quản lý, sử dụng trong thời gian hợp tác. Khu lao động, dạy nghề có nhiệm vụ tổ chức quản lý, giam giữ, giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân theo đúng quy định của pháp luật.
Khu lao động, dạy nghề có các hạng mục công trình:
1. Nhà giam giữ phạm nhân được xây dựng kiên cố, chắc chắn đảm bảo an ninh, an toàn theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
2. Công trình phục vụ học tập, sinh hoạt, chăm sóc y tế; giáo dục, lao động, dạy nghề cho phạm nhân;
3. Công trình phục vụ làm việc, học tập, sinh hoạt và các điều kiện khác cho sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân Công an, công nhân viên quốc phòng công tác tại khu lao động, hướng nghiệp, dạy nghề
Đối với tổ chức bộ máy quản lý trại giam gồm có: Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan; chiến sĩ và công nhân Công an, công nhân viên Quốc phòng.
Yêu cầu trình độ: Giám thị, Phó Giám thị, Trưởng phân trại, Phó Trưởng phân trại, Đội trưởng, Phó Đội trưởng phải là người có trình độ đại học cảnh sát, đại học an ninh hoặc cử nhân luật trở lên và bảo đảm các tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
4. Trách nhiệm của cơ quan chủ quản:
– Bộ trưởng Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Công an quản lý.
– Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tổ chức, biên chế và hoạt động của trại giam; quyết định việc thành lập, giải thể, sáp nhập, quản lý trại giam, phân trại giam trong trại giam; ban hành danh mục, tiêu chuẩn, định mức xây dựng các hạng mục công trình trại giam, hệ thống kiểm soát an ninh của trại giam thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
Có thể thấy, hệ thống cơ cấu tổ chức của trại giam được pháp luật quy định khá chặt chẽ, phù hợp với tính chất của hình phạt tù. Bên cạnh đó, mục đích của hình phạt tù không chỉ là trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục, cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội (hoàn lương), vì vậy mà trách nhiệm của các cán bộ trại giam được đặt ra một cách “nặng nề”, bởi đó là trách nhiệm của cả hai công việc “giam giữ” và “cải tạo”, mà không một công việc nào là “dễ dàng”.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Luật Thi hành án hình sự 2019;
– Nghị định số 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự.