Trách nhiệm vật chất trong lao động? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lao động?
Trong các quan hệ lao động được quy định dưới góc độ của pháp luật lao động, đã có quy định một vấn đề đó là trách nhiệm vật chất trong quan hệ lao động. Trác nhiệm này được xác định là một trách nhiệm được người sử dụng lao động đưa ra để áp dụng đối với những hành vi vi phạm các quy định lao động của người lao động phải thực hiện trác nhiệm vật chất bồi thường thiệt hại của mình đối với việc làm hư hỏng, mất đối với những dụng cụ, thiết bị của quá trình làm việc do thiếu tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện nghĩa vụ lao động đã gây ra.
Do đó,
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động
1. Trách nhiệm vật chất trong lao động
Trên cơ sở quy định của
“Điều 129. Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
2. Người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động; trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường”.
Từ quy định trên có thể nhận biết về hành vi vi phạm kỷ luật lao động dưới góc độ pháp lý là những hành vi khi người lao động không hoàn thành nghĩa vụ được giao hoặc thực hiện sai các nghĩa vụ mà người sử dụng lao động giao và điều này được xác định là vi phạm các quy định của pháp luật và nội quy lao động.
Theo như quy định của Bộ luật Lao động hiện hành thì trách nhiệm vật chất được xác định chỉ khi người lao động có lỗi và có hành vi vi phạm kỷ luật lao động gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng lao động. Do đó, trong trường hợp mà người lao động nếu có lỗi thì người lao động gây thiệt hại mới phải bồi thường. Mặt khác, nếu người lao động không có lỗi mặc dù có đầy đủ ba căn cứ được quy định tại Điều trên thì cũng vẫn không đủ điều kiện để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Pháp luật đã dự liệu trước được việc không phải lúc nào cũng chỉ có một cá nhân người lao động phạm tội mà có những trường hợp có nhiều người có lỗi cùng gây ra một thiệt hại thì phải căn cứ vào nghĩa vụ lao động cụ thể của từng người và các điều kiện cụ thể của họ để xác định mức độ lỗi của cá nhân mỗi người một cách chính xác. Trong quá trình xác định trách của người lao động hì cũng phải dựa trên việc xác định lỗi có 2 loại đó là lỗi cố ý và vô ý. Nhưng một điều đặc biệt ở trách nhiệm vật chất của người lao động thì chỉ áp dụng với lỗi vô ý, không áp dụng với lỗi cố ý. Trong trường hợp mà người lao động có lỗi cố ý sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong lao động
Về quy định của mức độ bồi thường được quy định tại Bộ luật Lao động này thì khi người lao động gây ra thiệt hãi sẽ phải bồi thường đối với những hành vi gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định. Bên cạnh đó người lao động sẽ phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường đối với những dụng cụ, thiết bị, tài sản đã làm mất cho người sử dụng lao động khác. Ngoài ra thì người lao động còn phải thực hiện việc bồi thường khác theo như quy định của pháp luật hiện hành.
Không những thế mà trong những trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.
Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại
Trình tự, thủ tục xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 129 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:
Bước 1: Phát hiện người lao động có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật:
Khi người sử dụng lao động có phát hiện người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hay là người lao động đã có hành vi gây ra tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.
Bước 2:Thông báo mở phiên họp xử lý bồi thường thiệt
Trong thời hiệu năm ngày làm việc trước khi tiến hành xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động tiến hành thông báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 của Bộ luật Lao động, thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp.
Nội dung thông báo phải nêu rõ các vấn đề sau:
– Thời gian,
– Địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại;
– Họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm.
Sau khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp quy định đã được nêu ở trên phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Nêu những người này không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;
Bước 3: Họp xử lý bồi thường thiệt
Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo trước đó. Người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật khi các thành phần phải tham dự họp không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt.
Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.
Bước 4: Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại
Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Theo đó thì Quyết định này phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp quy định của pháp luật hiện hành.
Các trường hợp bồi thường thiệt hại khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự. Thì thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại tại khoản 2 Điều 129 của Bộ luật Lao động được quy định như sau, thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại là 06 tháng kể từ ngày người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép.
Như vậy, có thể thấy rằng, để người sử dụng lao động xử lý việc bồi thường thiệt hại về vất chất được diễn ra đúng theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao đồng vần thực hiện việc mở phiên họp xử lý bồi thường thiệt hại theo như quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Để phiên hợp có đầy đủ các thành phần có liên quan tham gia đầy đủ thì người sử dụng lao động cần phải thực hiện việc lập giấy thông báo về việc xử lý bồi thường thiệt hại đối với người lao động có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành theo như nội dung đã được nêu ở bước trên.