Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ với người lao động của người sử dụng lao động nhằm tổ chức lao động có hiệu quả thông qua đối thoại.
Trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ với người lao động của người sử dụng lao động nhằm tổ chức lao động có hiệu quả thông qua đối thoại.
Đối thoại tại nơi làm việc là việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa người sử dụng lao động và người lao động để xây dựng quan hệ lao động tại nơi làm việc.
Theo Điều 10 Nghị định 60/2013/NĐ-CP về thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc thì trách nhiệm tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc thuộc về người sử dụng lao động và cụ thể bao gồm các nội dung sau:
– Đối thoại định kỳ tại nơi làm việc do người sử dụng lao động chủ trì, phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở thực hiện 03 tháng một lần để trao đổi, thảo luận các nội dung quy định tại Điều 64 của “Bộ luật lao động năm 2019”; khoảng cách giữa hai lần đối thoại định kỳ liền kề tối đa không quá 90 ngày. Trường hợp thời gian tổ chức đối thoại định kỳ trùng với thời gian tổ chức Hội nghị người lao động quy định tại Khoản 2 Điều 14 của Nghị định 60/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp không phải tổ chức đối thoại định kỳ.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm:
+ Ban hành quy chế đối thoại định kỳ tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở và phổ biến công khai đến từng người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện;
+ Bố trí địa điểm, thời gian và các điều kiện vật chất cần thiết khác bảo đảm cho đối thoại;
+ Cử thành viên đại diện cho bên người sử dụng lao động tham gia đối thoại;
+ Tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trên thực tế, đối với một số doanh nghiệp, công tác đối thoại tại nơi làm việc đã được thực hiện thường xuyên và đạt kết quả cao, người lao động và người sử dụng lao động đã tìm được tiếng nói chung bởi việc đối thoại đã được chú trọng. Tuy nhiên, thời gian qua, tỷ lệ doanh nghiệp tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc còn thấp, nhiều doanh nghiệp chưa tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc mặc dù các văn bản, nghị định được đưa ra trong đó có điều khoản quy định về việc xử phạt doanh nghiệp không tổ chức đối thoại. Nguyên nhân được cho là do doanh nghiệp không chủ động tổ chức, tập trung sản xuất kinh doanh; nhiều ý kiến của người lao động đưa ra nhưng không được người sử dụng lao động chấp nhận, giải quyết… Mặt khác, việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc là trách nhiệm của doanh nghiệp, doanh nghiệp phải chịu tất cả các tổn hại về chi phí, thời gian để tổ chức. Về phía người lao động, mặc dù họ có quyền được tham gia mà không phải chịu bất kì một chi phí nào nhưng họ lại không vận dụng hết quyền lợi của mình, phần lớn không quan tâm đến việc đối thoại tại nơi làm việc nhất là những lao động có trình độ thấp, chỉ có phần ít người lao động là quan tâm. Nên nguyên nhân của khó khăn trong việc tổ chức đối thoại định kỳ tại nơi làm việc không phải hoàn toàn xuất phát từ người sử dụng lao động mà một phần lỗi là ở suy nghĩ của người lao động.
Khi thực hiện được những buổi đối thoại có chất lượng thì không chỉ góp phần nâng cao đời sống và cải thiện điều kiện làm việc cũng như các chế độ chính sách cho người lao động mà qua đó người lao động cũng nhận thức được trách nhiệm của mình đối với doanh nghiệp để cùng xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ. Bởi đối với doanh nghiệp, đối thoại góp phần làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chí phí và đảm bảo tiến độ sản xuất. Đối với người lao động, đối thoại giúp cải thiện môi trường làm việc, tăng khả năng sáng tạo, tăng thu nhập và tăng cơ hội phát triển. Trong quan hệ lao động, đối thoại giúp giảm nguy cơ xảy ra tranh chấp lao động, tạo lập các mối quan hệ lao động thân thiện, hài hòa, ổn định và ngày càng tiến bộ.