Trách nhiệm ra quyết định xử phạt của Cảnh sát giao thông. Dừng đỗ xe trái quy định pháp luật thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Trách nhiệm ra quyết định xử phạt của Cảnh sát giao thông. Dừng đỗ xe trái quy định pháp luật thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi là người dân sống tại khu vực Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Khu vực đường về nhà tôi đi theo dọc sông nhuệ. Đường làng nhỏ nên thời gian gần đây người dân có hay họp chợ. Khi tôi đang định dừng xe để mua rau trước mặt anh công an, chưa kịp xuống xe, mới dừng lại đã thấy anh ấy yêu cầu xuống xe và xuất trình giấy tờ. Tôi đưa cho anh ta bằng lái xe và đăng ký xe,nhưng thiếu bảo hiểm do tôi mới hết hạn và chưa kịp mua. Anh ta mang giấy tờ của tôi cho một anh Công an khác đứng ở phía xe tải (người đang ghi biên bản) và nói là lỗi do dừng đỗ (chứ không phải lỗi thiếu bảo hiểm). Anh kia ghi chép xong và yêu cầu tôi ký biên bản nộp phạt 150k. Anh ta thu tiền xong nhưng không cho tôi biên lai thu tiền. Luật sư làm ơn cho tôi hỏi anh Công an làm như thế có đúng hay không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, để kiểm tra việc cảnh sát giao thông làm như vậy là đúng hay sai, bạn phải kiểm tra xem hoạt động tuần tra giám sát đó có trong kế hoạch tuần tra, giám sát hay không. Do đường trong làng, tùy theo từng loại đường mà có nơi không nằm trong kế hoạch tuần tra kiểm soát của cảnh sát giao thông. Phương thức tuần tra, kiểm soát công khai bao gồm: tuần tra, kiểm soát cơ động; kiểm soát tại Trạm cảnh sát giao thông; kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.
Thứ hai, bạn phải kiểm tra xem việc dừng xe của bạn có đúng quy định của pháp luật hay không. Căn cứ vào khoản 3, khoản 4 Điều 18 Luật giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển phương tiện khi dừng xe phải chấp hành:
– Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
– Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;
– Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;
– Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;
– Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;
– Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;
– Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.
Và người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
– Bên trái đường một chiều;
– Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;
– Trên cầu, gầm cầu vượt;
– Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;
– Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
– Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;
– Nơi dừng của xe buýt;
– Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức
– Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;
– Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
– Che khuất biển báo hiệu đường bộ.
Nếu bạn không vi phạm các quy định về dừng, đỗ xe ở trên thì bạn không phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi này.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Giả sử, các điều khoản trên được thỏa mãn và cảnh sát giao thông có quyền phạt bạn về hành vi dừng đỗ thì mức tiền phạt của bạn là từ 100 nghìn đến 200 nghìn đối với hành vi dừng, đỗ xe vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ, điểm h khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Căn cứ vào khoản 1 Điều 74 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì khi xử phạt, người có thẩm quyền phải lập thành biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Biên bản xử phạt phải lập thánh hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Do đó, trong trường hợp này, cảnh sát giao thông phải đưa một bản biên bản cho bạn khi lập biên bản xử phạt hành chính. Hành vi của cảnh sát giao thông trên là sai.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia
– Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
– Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đi sai làn đường
– Chủ thể chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính "nguội"
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật miễn phí qua điện thoại
– Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại