Trách nhiệm pháp lý khi có hành vi đe dọa người khác. Không bồi thường theo yêu cầu, bị theo dõi dọa đánh thì xử lý như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi: Cách đây không lâu anh trai em cùng với 3 thành niên khác gây lộn và đánh nhau với một thanh niên khác, phải đi bệnh viện (nhẹ chứ không nặng). Gia đình đã lên nhà và vào bệnh viện thăm hỏi. Sau khi ra viện gia đình đó đã đòi bồi thường mỗi gia đình là 3.400.000, nhung gia đình em không có tiền, chỉ đưa 1.000.000 (3 gia đình kia đưa đủ). Bên kia không chịu và xuống nhà chửi, còn cho người theo dõi gia đình em và kiếm anh trai em để đánh. Như vậy trong luật Pháp Việt Nam em có kiện lại được không. Mong hồi âm sớm. Em cảm ơn nhiều?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Đối với trường hợp đánh nhau, gây rối trật tự xã công công có thể bị xử lý vi phạm hành chính quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
Trong trường hợp, thương tích của người bị hại là trên 11% có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 104 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hải về sức khỏe cho người khác của “Bộ luật hình sự 2015”. Ngoài ra người thực hiện hành vi gây thương tích còn phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 609 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
>>> Luật sư tư vấn xử lý hành vi đe dọa đánh người khác: 1900.6568
“1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”
Do đó, trong trường hợp của bạn, việc anh bạn cùng ba người khác gây thương tích cho người khác sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính hoặc hình sự tùy từng trường hợp và trách nhiệm dân sự về bồi thường thiệt hại liên đới. Mức bồi thường thiệt hại được xác định trên thiệt hại thực tế mà người kia phải chịu do hành vi của anh bạn gây ra. Trong trường hợp không đồng ý với mức bồi thường của gia đình bạn thì họ có quyền được khởi kiện ra