Khuyết tật đối với hàng hóa thì trách nhiệm được xác định như thế nào? Trách nhiệm người bán đối với mọi khiếm khuyết của hàng hóa sau khi giao hàng cho bên mua?
1. Trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết của hàng hóa
Đối tượng và chất lượng hàng hóa là những nội dung cơ bản của
Tuy nhiên, Khoản 1 Điều 40
Còn trong trường hợp, nếu sau khi kiểm tra mà phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua phải
2. Trách nhiệm người bán đối với mọi khiếm khuyết của hàng hóa sau khi giao hàng cho bên mua
Căn cứ vào Điều 40 Luật Thương mại thì dù trong trường hợp mà Hợp đồng không quy định cụ thể, bên bán không phải chịu trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết của hàng hoá sau khi giao hàng cho bên mua ở các trường hợp sau:
Thứ nhất, Ở thời điểm giao kết hợp đồng nếu bên mua đã biết hoặc buộc phải biết về những khiếm khuyết đó thì bên bán hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết đó. Ví dụ: Công ty A chuyên may quần áo xuất khẩu. Tuy nhiên, có 1 lô hàng gồm 100 chiếc bị lỗi không đủ tiêu chuẩn xuất khẩu. Do đó, Công ty A bán lại cho B là chủ shop thời trang với giá bằng 50% giá gốc (B biết là đồ lỗi nhưng do giá rẻ nên mua). Ở trường hợp này, B hoàn toàn biết được những khiếm khuyết của lô quần áo mình mua từ khi ký hợp đồng. Do vậy, Công ty A hoàn toàn không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết này.
Thứ hai, Trong thời hạn khiếu nại, nếu khiếm khuyết của hàng hoá có sau thời điểm chuyển rủi ro thì bên bán cũng không phải chịu trách nhiệm. Ví dụ: A mua của Công ty Honda 1 chiếc xe máy (không có bảo hành). Tuy nhiên, do A hay để xe ngoài mưa và đi vào nơi ngập nước dẫn đến chỉ mới tháng thứ 2 sau khi mua, nan hoa của xe đã bị rỉ và đứt. Trường hợp này, không phải Công ty Honda sản xuất nan hoa xa kém chất lượng mà là do A đã sử dụng không cẩn thận dẫn tới những khiếm khuyết này. Do đó, tuy vẫn còn thời hạn khiếu nại nhưng khiếm khuyết này có sau thời điểm chuyển dịch rủi ro (phát sinh khi A đã được giao xe) nên Công ty Honda không phải chịu trách nhiệm về việc này.
Trường hợp bên bán vi phạm hợp đồng:
Thứ ba, Nếu hết thời hạn khiếu nại thì bên mua không được khiếu nại yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm về mọi khiếm khuyết về hàng hoá. Thời hạn khiếu nại được quy định tại Điều 318 Luật Thương mại.
Thứ tư, Nếu hết thời hiệu khởi kiện thì bên mua cũng không được khởi kiện yêu cầu bên bán chịu trách nhiệm về mọi khiếm khuyết về hàng hoá. Thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 319 Luật Thương mại.
Như vậy, trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể, bên bán không cần phải chịu trách nhiệm đối với mọi khiếm khuyết của hàng hóa sau khi giao hàng cho bên mua.