Trách nhiệm khi làm mất xe của khách? Mức bồi thường khi làm mất xe của khách?
Hiện nay, xe cộ là phương tiện đi lại và chính là tài sản đáng giá của con người. Tuy nhiên, thực tế trong cuộc sống hàng ngày không khó để bắt gặp tình trạng bị mất xe, trộm cắp xe tại cơ quan, quán ăn, quán cafe, nhà hàng ngày càng phổ biến, mặc dù pháp luật đã quy định rõ ràng về hành vi trộm cắp xe mang tính trừng phạt, răn đe đối với những đối tượng này. Vậy, Trách nhiệm khi làm mất xe của khách? Bồi thường bao nhiêu?
Cơ sở pháp lý:
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm khi làm mất xe của khách:
Hiện nay, tại quán ăn, nhà hàng, quán cafe phải trông xe (sau đây Luật Dương Gia gọi chung là cửa hàng) tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,… đều có bảo vệ giữ, trông xe cho khách hàng khi khách hàng đến sử dụng dịch vụ tại cửa hàng. Việc các cửa hàng thường trực tiếp thuê nhân viên bảo vệ hoặc thông qua bên Công ty bảo vệ để giữ, trông xe cho khách hàng. Tuy nhiên, để xác định rõ ràng trách nhiệm khi làm mất xe của khách, Luật Dương Gia chia thành 2 trường hợp sau đây:
Trường hợp 1: Trách nhiệm khi làm mất xe của khách thuộc về chủ cửa hàng:
Đối với cửa hàng trực tiếp thuê nhân viên bảo vệ trông, giữ xe hoặc đối với cửa hàng thuê bên bảo vệ trông giữ xe thì theo quy định pháp luật, giữa các cửa hàng và khách hàng đã tồn tại giao dịch (hợp đồng) gửi giữ, trông xe (tài sản). Bởi
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 119
– Giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản, bằng lời nói hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật.
– Đối với trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 554 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng gửi giữ tài sản như sau: Hợp đồng gửi giữ tài sản được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên, theo hợp đồng thì bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi có trách nhiệm phải trả tiền công cho bên giữ, ngoại trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.
Như vậy, trường hợp cửa hàng có vé gửi xe hoặc nhân viên bảo vệ, chủ cửa hàng gửi, trông xe cho khách hàng thì đây hoàn toàn có thể coi là khách hàng và cửa hàng đã tiến hành giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể (gửi, trông, giữ xe); Vé xe gửi xe lúc này là bằng chứng quan trọng để khách hàng có thể yêu cầu cửa hàng bồi thường khi bị mất trộm xe xảy ra.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng pháp luật không quy định bắt buộc các cửa hàng phải có nghĩa vụ trông giữ xe của khách hàng, nhưng việc trông giữ xe cho khách hàng của cửa hàng nhằm thể hiện sự thể hiện thiện chí, quan tâm chăm sóc khách hàng chu đáo để giữ chân khách hàng.
Khi xảy ra việc bị mất xe trong những trường hợp này thì trách nhiệm thuộc về cửa hàng. Bởi những lý do sau:
Thứ nhất, Căn cứ theo quy định tại Điều 557 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định nghĩa vụ của bên giữ tài sản như sau:
– Bên giữ tài sản có nghĩa vụ phải bảo quản tài sản theo đúng thỏa thuận, trả lại tài sản cho bên gửi theo đúng tình trạng như khi nhận giữ.
– Bên giữ tài sản chỉ được thay đổi cách bảo quản tài sản nếu việc thay đổi là cần thiết nhằm bảo quản tốt hơn tài sản đó, tuy nhiên bên giữ tài sản phải báo ngay cho bên gửi biết về việc thay đổi.
– Có nghĩa vụ phải
– Bên giữ tài sản có nghĩa vụ phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Thứ hai, Căn cứ theo quy định tại Điều 556 Bộ luật Dân sự năm 2015, bên giữ tài sản – khách hàng có các quyền sau đây:
– Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, đối với trường hợp hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, tuy nhiên bên gửi tài sản phải tiến hành phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý.
– Bên gửi tài sản hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, trong trường hợp quán có bố trí nhân viên trông giữ mà nếu xảy ra việc bị mất xe thì khách hàng có thể yêu cầu cửa hàng bồi thường thiệt hại bằng với giá trị chiếc xe tại thời điểm mất xe.
Trường hợp chủ quán không chấp nhận bồi thường thì có thể khởi kiện yêu cầu
Trường hợp 2: Trách nhiệm khi làm mất xe của khách thuộc về khách hàng
Hiện nay có một số trường hợp đặc biệt, do những điều kiện khách quan hoặc chủ quan nhất định mà chủ cửa hàng không thể trông giữ xe cho khách hàng. Tại cửa hàng sẽ không bố trí nhân viên trông, giữ xe cho các khách hàng đến với cửa hàng.
Thông thường tại các cửa hàng không có bảo vệ trông giữ xe thì phải tiến hành treo bảng
Lúc này, nghĩa vụ trông giữ và bảo quản xe thuộc về khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ tại cửa hàng bởi không xuất hiện việc giao kết hợp đồng gửi giữ tài sản bằng hình thức lời nói hoặc hành vi cụ thể (gửi, trông, giữ xe) do đó nghĩa vụ bồi thường thiệt hại không đặt ra trong trường hợp này.
Do đó, đối với những trường hợp mất xe xảy ra khi quán đã treo biển thông báo khách hàng tự bảo quản thì khách hàng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm và cửa hàng sẽ không có nghĩa vụ phải đền bù cho khách hàng.
Hiện nay, thực tế tại một số Bản án thì chủ quán không có nghĩa vụ đền bù cho khách hàng khi bị mất xe cả
2. Mức bồi thường khi làm mất xe của khách:
Trường hợp bồi thường khi làm mất xe của khách chỉ đặt ra trong trường trách nhiệm khi làm mất xe của khách thuộc về chủ cửa hàng. Việc xác định mức bồi thường trong trường hợp này dựa vào giá trị của chiếc xe bị mất.
Theo đó, dưới đây là một trong số giải pháp mà người bị mất xe và cửa hàng có thể tham khảo để xác định mức bồi thường trong trường hợp này.
Một là, tiến hành tham khảo giá tại một số hãng bán xe cũ
Khách hàng bị mất xe và chủ cửa hàng có thể tham khảo giá bán của một số cửa hàng bán xe uy tín để xác định giá trị của chiếc xe bị mất thông qua giá bán của những chiếc xe cùng hãng, cùng loại, cùng thời gian sử dụng.
Hai là, tiến hành thỏa thuận thuê tổ chức thẩm định giá. Khi có sự thẩm định giá của một tổ chức thẩm định giá uy tín thì việc xác định giá trị còn lại của chiếc xe minh bạch, dễ dàng từ đó giúp các bên giải quyết nhanh chóng việc bồi thường này.
Ba là, Tính giá trị xe còn lại như cách tính lệ phí trước bạ xe cũ
Đây cũng là một trong những phương án được nhiều người lựa chọn bởi cách tính này khá chính xác so vớ thực tế căn cứ theo quy định tại Nghị định 10/2022/NĐ-CP quy định về lệ phí trước bạ.