Mua bán hàng hóa là gì? Hàng hóa khiếm khuyết, không phù hợp với hợp đồng? Quyền kiểm tra hàng hóa? Trách nhiệm đối với hàng hóa khiếm khuyết trong thương mại?
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, việc mua bán hàng hóa trở nên vô cùng phổ biến và có những ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người. Hoạt động mua bán hàng hóa xuất hiện ở mọi nơi mà con người sinh sống và sản xuất. Khi các cá nhân, tổ chức có nhu cầu đối với một mặt hàng cụ thể nào đó thì sẽ tiến hành mua bán sản phẩm đó đối với cơ sở kinh doanh. Tuy nhiên, trên thực tế, không thiếu các trường hợp khi nhận hàng mà sản phẩm được giao không đúng như nội dung trong hợp đồng đã ký trước đó giữa các bên. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa khiếm khuyết, không phù hợp với hợp đồng trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Mua bán hàng hóa là gì?
Theo quy định của pháp luật, ta có thể đưa ra định nghĩa sau đây: hoạt động mua bán hàng hóa được hiểu là việc bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và được nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và có quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
Hình thức của mua bán hàng hóa sẽ thể hiện qua
Trong toàn bộ quá trình mua bán hàng hóa, các bên tham gia giao dịch trong hợp đông có những quyền và nghĩa vụ tương ứng với nhau và được quy định cụ thể trong hợp đồng đã ký trước đó. Quyền cơ bản của người mua là nhận hàng theo đúng thời hạn và đúng sản phẩm. Còn quyền cơ bản của người bán là nhận về những lợi ích vật chất.
2. Hàng hóa khiếm khuyết, không phù hợp với hợp đồng:
Hàng hóa khiếm khuyết:
Ta có thể hiểu khiếm khuyết là thiếu sót, không có được sự hoàn hảo. Qua đó, ta có thể đưa ra khái niệm cơ bản như sau: khiếm khuyết hàng hóa được hiểu là sự thiếu sót, không được hoàn chỉnh về mặt bên ngoài hoặc kết cấu bên trong của hàng hóa.
Căn cứ xác định hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng:
Khi thực hiện việc giao kết hợp đồng, các bên tham gia có thể thống nhất với nhau về các yếu tố trong hợp đồng cụ thể như số lượng, chất lượng, mô tả và cách thức đóng gói hàng hóa.
Việc thông nhất ý kiến này có vai trò quan trọng khi có tranh chấp xảy ra, các yếu tố này là căn cứ để xác định sự phù hợp của hàng hóa so với hợp đồng.
Trong trường hợp các bên không có bất kỳ thỏa thuận nào, thì hàng hóa là đối tượng của các quan hệ mua bán dưới sự điều chỉnh của pháp luật vẫn phải đảm bảo phù hợp với những tiêu chuẩn cơ bản nhất, cụ thể phải phù hợp với các tiêu chuẩn sau đây:
– Mục đích sử dụng thông thường.
– Mục đích sử dụng cụ thể trong trường hợp bên bán được biết về mục đích này.
– Hàng mẫu mà các bên đã thống nhất.
– Cách thức đóng gói, bảo quản hàng hóa để bảo vệ hàng hóa.
Hệ quả pháp lý phát sinh do hành vi giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng:
Khi phát hiện hành vi giao hàng hóa không phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng thì bên mua phải
Ngoài ra, cũng trong một thời hạn nhất định, bên bán được phép bằng chi phí của mình khắc phục sự không phù hợp của hàng hóa mà không gây ra bất cứ trở ngại nào cho bên mua và chỉ khi bên mua đã hoàn thành nghĩa vụ
– Yêu cầu giao hàng hóa thay thế.
– Yêu cầu sửa chữa hàng hóa, giảm giá, hủy bỏ hợp đồng.
Cần lưu ý rằng không phụ thuộc vào việc áp dụng các chế tài khác, bên mua được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm của bên bán gây ra, bao gồm các chế tài thương mại như sau:
– Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
– Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
– Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
– Hủy bỏ hợp đồng.
– Buộc bồi thường thiệt hại, và (vi) phạt vi phạm.
Ngoài ra, trong một số trường hợp, bên bán được quyền yêu cầu miễn trách nhiệm đối với sự không phù hợp của hàng hóa, chẳng hạn sự không phù hợp của hàng hóa là do trở ngại khách quan.
3. Quyền kiểm tra hàng hóa:
3.1. Tổng quan về quyền kiểm tra hàng hóa:
Một trong những quyền lợi cơ bản nhất của người mua đó là quyền kiểm tra hàng hóa. Quyền kiểm tra hàng hóa là quyền quan trọng giúp người mua kiểm soát chất lượng hàng hóa. Quyền này ra đời nhằm mục đích giúp các cá nhân, doanh nghiệp tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa hiểu rõ trách nhiệm kiểm tra hàng hóa.
Kiểm tra hàng hóa được hiểu là việc bên mua tiến hành xem xét, đánh giá về số lượng, chất lượng, mẫu mã, những đặc điểm của hàng hóa sắp được chuyển giao sang cho bên mình.
Theo quy định pháp
3.2. Vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra hàng hóa:
Trên thực tế, việc kiểm tra hàng hóa có vai trò, ý nghĩa lớn trong việc đảm bảo quyền, lợi ích của bên mua:
– Việc kiểm tra hàng hóa sẽ giúp cho bên mua xem xét được chất lượng, số lượng, mẫu mã, kỹ thuật đối với hàng hóa mình mua. Nếu phát hiện những sai sót, khiếm khuyết nhất định thì có quyền hoàn trả lại số hàng, ngừng việc thanh toán, yêu cầu bên bán cung cấp hàng hóa đúng chất lượng.
– Việc kiểm tra hàng hóa giúp các bên trong hợp đồng giảm thiểu tranh chấp, tiết kiệm chi phí. Việc kiểm tra giúp phát hiện những khiếm khuyết của hàng hóa nên tránh việc tranh chấp về chất lượng hàng hóa khi đã được chuyển giao cho bên mua. Việc kiểm tra hàng hóa cũng tiết kiệm chi phí bốc dỡ, vận chuyển, cũng như thời gian của các bên.
3.3. Thực hiện quyền kiểm tra hàng hóa trong hợp đồng mua bán hàng hóa :
Để đảm bảo chất lượng hàng hóa, pháp luật nước ta đã ban hành quy định về kiểm tra hàng hóa trước khi giao là một trong những yêu cầu cần thiết đối với giao dịch mua bán trong thương mại nhằm mục đích ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng.
Bên mua cần phải thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trong quá trình giao hàng theo một khoảng thời gian nhất định, trường hợp bên bán có thông báo về chất lượng và số lượng hàng theo yêu cầu của bên mua mà bên mua vẫn lấy hàng thì trong quá trình kiểm tra bên mua phải biết và chấp nhận lấy hàng theo hợp đồng.
Còn trong trường hợp, nếu sau khi kiểm tra mà phát hiện hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, bên mua cần phải thông báo cho bên bán trong thời hạn nhất định. Tuy nhiên khi bên mua không thông báo mà vẫn nhận hàng thì bên bán sẽ không phải chịu bất kì khiếm khuyết của hàng hóa. Chính vì thế, trong một số trường hợp dù chất lượng và số lượng hàng hóa không phù hợp với hợp đồng nhưng bên bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hóa đã giao.
Việc kiểm tra hàng hóa có thể hành trước hoặc cùng với việc vận chuyển và giao hàng.
Nếu việc kiểm tra hàng hóa trước khi trước khi giao hàng thì việc kiểm tra phải tuân thủ quy định pháp luật như sau:
– Đối với bên bán cần tạo điều kiện để bên mua kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng.
– Đối với bên mua việc kiểm tra cần tiến hành trong thời gian ngắn trong hoàn cảnh cho phép.
– Nếu bên mua không kiểm tra hàng hóa trước khi giao thì bên mua tiến hành giao hàng.
– Nếu phát hiện những khiếm khuyết khi kiểm tra hàng hóa thì bên bán phải thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý.
Từ quy định trên ta thấy pháp luật không quy định cụ thể rõ ràng về thời gian kiểm tra, thời hạn thông báo. Chính vì vậy để tránh các tranh chấp xảy ra giữa các bên trong hợp đồng cần tiến hành biện pháp sau:
– Quy định rõ về số lượng, chất lượng, mẫu mã, khối lượng, tiêu chí kỹ thuật khi tiến hành mua bán hàng hóa
– Quy định cụ thể về quy trình, thời gian kiểm tra hàng hóa, cũng như thời hạn thông báo khiếm khuyết, trách nhiệm chịu rủi ro
Để thỏa thuận được những điều khoản trên các bên phải căn cứ vào đối tượng mua bán hàng hóa, cũng như hoàn cảnh điều kiện các bên.
4. Trách nhiệm đối với hàng hóa khiếm khuyết, không phù hợp với hợp đồng:
Việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao là yêu cầu rất cần thiết đối với giao dịch mua bán trong thương mại, ngăn ngừa những sai sót trong việc giao hàng, tăng khả năng thực hiện hiệu quả việc mua bán.
Theo
Điều 40 Luật thượng mại 2005 cũng quy định về trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp đồng.
Theo đó, trong trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể, bên bán không phải lúc nào cũng là bên chịu trách nhiệm đối với khiếm khuyết của hàng hóa sau khi giao hàng cho bên mua. Bên bán chỉ phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro; và bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng. Còn, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết đó thì bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa.