Trách nhiệm dân sự đối với hành vi xâm phạm quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
Kinh nghiệm lập pháp ở nhiều nước trên thế giới cho thấy, luật bảo vệ quyền riêng tư (privacy law) có thể được ban hành với tư cách một luật độc lập, hoặc có các luật cụ thể gắn với từng lĩnh vực, chuyên ngành, chẳng hạn luật riêng tư về tài chính (financial privacy laws); luật riêng tư về y tế (health privacy laws); luật riêng tư trong giao tiếp (communication privacy laws); luật riêng tư trên internet (online privacy laws); luật riêng tư thông tin (information privacy laws); bảo vệ riêng tư tại gia đình (privacy in one’s home)… tùy theo nhận thức pháp lý và tính đặc thù cao ở mỗi quốc gia. Ở nước ta, các nội dung về quyền riêng tư đã được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật hình sự, dân sự, có sự tương thích căn bản với nhận thức chung trong các văn kiện pháp luật quốc tế.
Nhận thức về quyền riêng tư đã được ghi nhận khá rộng rãi và đầy đủ trong pháp luật, mặc dù vậy hiện nay quốc gia nào cũng đang có những vi phạm quyền này ở những mức độ khác nhau, nhưng không thể biện minh về vi phạm ấy để thiếu tôn trọng quyền riêng tư ở quốc gia mình.
Từ năm 1948 đến năm 1970, Liên Hợp Quốc đã thông qua nhiều hiệp ước và nghị định thư về nhân quyền, trong đó có hai công ước quan trọng nhất được thông qua vào năm 1966 là Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Cùng với sự phát triển của quyền nhân thân trong các công ước quốc tế, quyền được bảo vệ bí mật đời tư cũng được ghi nhận. Điều 12 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 quy định: “Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy”. Nội dung trên được tái khẳng định tại Điều 17 Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và được Ủy ban nhân quyền làm rõ trong Bình luận chung số 16 tại phiên họp thứ 32 (năm 1988). Trong Bình luận chung này, Ủy ban nhân quyền nêu rõ mục đích của việc quy định quyền được bảo vệ đời tư là “nhằm bảo vệ chống lại những xâm phạm tùy tiện hay bất hợp pháp từ các chủ thể khác gồm mọi thể nhân, pháp nhân hay từ phía cơ quan nhà nước”. Điều 12 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 cho thấy nội hàm về các giá trị đời tư cần được bảo vệ không chỉ cuộc sống riêng tư của mỗi cá nhân mà còn bao gồm cả những khía cạnh đời sống có mối gắn kết mật thiết với cá nhân như gia đình, nơi ở, thư tín và cả những giá trị định tính như danh dự, uy tín cá nhân. Diễn giải trên thể hiện tương đối cụ thể và chi tiết về các giá trị đời tư trong pháp luật quốc tế, giúp cho việc nội luật hóa quy định này vào pháp luật quốc gia thuận lợi hơn. Để làm rõ hơn những xâm phạm đối với đời tư cá nhân, Bình luận chung số 16 cũng đã đề cập thế nào là “can thiệp tùy tiện” và “bất hợp pháp”. Theo đó, “bất hợp pháp” là sự can thiệp không dựa trên nền tảng quy định của pháp luật được xây dựng phù hợp với các quy định và mục đích của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Ở mức độ xâm phạm cao hơn, cụm từ “can thiệp tùy tiện” được sử dụng để chỉ những hành động mà mặc dù dựa trên những quy định pháp luật nhưng không phù hợp hoặc trái với những quy định và mục đích của Công ước.
Trước sự phát triển của khoa học – công nghệ và nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin điện tử trong quản lý nhà nước, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua “Hướng dẫn về quy chế số hóa hồ sơ dữ liệu cá nhân” theo Nghị quyết số 45/49 ngày 14/12/1990, với nguyên tắc đầu tiên được đề cập là “thông tin về các cá nhân không nên được thu thập, xử lý một cách bất công hoặc bất hợp pháp và cũng không nên dùng trái với những mục đích, nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc”. Cùng với những quy định chung nêu trên, việc bảo vệ đời tư của cá nhân cũng được xác nhận với một số chủ thể đặc biệt như Công ước của Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em (Điều 16), Công ước về quyền của người khuyết tật (Điều 22). Nếu xem xét trong bối cảnh ra đời của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền năm 1948 thì thấy lý do dẫn đến việc ghi nhận sự bảo vệ quyền đời tư là do “sự gia tăng mức độ nguy hiểm của việc can thiệp” với “những hình thức can thiệp tinh vi thông qua sự phát triển của khoa học công nghệ” (như giám sát điện tử của cơ quan nhà nước). Do đó, giới hạn sự tùy tiện của các nhà nước trong việc can thiệp vào đời tư của cá nhân công dân thật sự quan trọng. Tuy nhiên, việc nhấn mạnh nghĩa vụ bảo vệ của pháp luật như vậy mặc dù phù hợp với tinh thần của Tuyên ngôn nhưng vô hình trung đã làm lu mờ nghĩa vụ của chính mỗi cá nhân đối với việc tự bảo vệ quyền đời tư của bản thân. Đây là vấn đề được các nhà nghiên cứu về nhân quyền quan tâm và cũng là nội dung pháp lý mới cần đặt ra trong giai đoạn hiện nay khi những xâm phạm đời tư cá nhân, pháp nhân khác (không phải cơ quan nhà nước) diễn ra ngày càng phổ biến và nghiêm trọng dưới vỏ bọc của những quyền như tự do báo chí, tự do ngôn luận… mà ở đó, nghĩa vụ bảo vệ của Nhà nước khó đạt được sự chủ động cần thiết và đòi hỏi liệu dành riêng cho việc xử lý dữ liệu cá nhân của cơ quan thực thi pháp luật, trong đó Phần 4 của DPA cập nhật chế độ bảo vệ dữ liệu để xử lý an ninh quốc gia; các Phần 5 và 6 đưa ra phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Thông tin, đồng thời quy định một số tội hình sự liên quan đến xử lý dữ liệu cá nhân.
Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân ở Hoa Kỳ
Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa có bất kỳ đạo luật riêng nào ở cấp liên bang về bảo vệ dữ liệu cá nhân, song vấn đề này đã được nêu trong nhiều văn bản pháp luật ban hành theo từng ngành, từng đối tượng. Ví dụ: Luật Bảo vệ quyền về sự riêng tư trực tuyến của trẻ em (COPPA) – cung cấp cho phụ huynh quyền kiểm soát đối với những thông tin mà các trang web có thể thu thập từ con cái họ; Luật về Trách nhiệm giải trình và trách nhiệm bảo hiểm y tế (HIPPA) – đảm bảo tính bảo mật của bệnh nhân đối với tất cả các dữ liệu quan đến chăm sóc sức khỏe; Luật Bảo vệ quyền về sự riêng tư video – ngăn chặn việc tiết lộ sai thông tin của một cá nhân xuất phát từ việc cho thuê hoặc mua tài liệu nghe nhìn của họ… Theo cách tiếp cận của Hoa Kỳ, việc bảo vệ dữ liệu và quyền về sự riêng tư được dựa trên sự kết hợp giữa luật pháp, quy định và tự điều chỉnh, thay vì chỉ có sự can thiệp của nhà nước.
Pháp luật thường chỉ được áp dụng cho các tình huống trong đó các cá nhân không thể tự kiểm soát việc sử dụng dữ liệu cá nhân của họ. Sau khi GDPR được thông qua, một số tiểu bang của Hoa Kỳ đã đề xuất luật bảo vệ dữ liệu của riêng họ, thiết lập một số quyền giống như GDPR. Luật về Sự riêng tư của người tiêu dùng của bang California (CCPA) được thông qua.
Ví dụ, Luật Phổ biến Dữ liệu Hoa Kỳ (S. 142) sẽ áp đặt các yêu cầu về quyền về sự riêng tư đối với các nhà cung cấp dịch vụ Internet tương tự như các yêu cầu áp đặt cho các cơ quan Liên bang theo Luật về quyền về sự riêng tư năm 1974. Luật bảo vệ quyền về sự riêng tư và quyền lợi người tiêu dùng trên phương tiện truyền thông xã hội năm 2019 (S. 189), sẽ yêu cầu các chủ thể: 1) cung cấp cho người dùng một bản sao miễn phí dưới dạng điện tử những dữ liệu cá nhân mà nhà điều hành đã xử lý và 2)
Tóm lại, trước những tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều khu vực và quốc gia đã có những động thái tích cực và hiệu quả về mặt lập pháp để bảo vệ quyền về sự riêng tư dữ liệu của cá nhân. Đây là một xu hướng chung trên thế giới mà tất cả các nước, trong đó có Việt Nam.
Tại Hoa Kỳ, nguồn luật bao gồm cả pháp luật thành văn và án lệ, án lệ sử dụng chủ yếu trong hoạt động xét xử. Trong hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, khi giải quyết những tranh chấp bồi thường thiệt hại về dân sự, hệ thống các quy định về trách nhiệm dân sự (tort, civil wrong) được áp dụng. Những quy định này được ghi nhận thông qua án lệ. Ngoài ra để làm sáng tỏ thêm về những án lệ đã có cũng như tập hợp, pháp điển hóa những nguyên tắc chung trong giải quyết tranh chấp mà Viện Khoa học pháp lý Hoa Kỳ đã ban hành những tuyển tập bình luận về các vấn đề pháp lý khác nhau gọi là Reastatement of law. Bộ Reastatement of law đề cập tới nhiều lĩnh vực như Đại diện (Agency), Xung đột pháp luật (Conflict of the law), Hợp đồng (Contract), Tài sản (Property)…
Khi xét xử, bên cạnh việc viện dẫn các án lệ, các thẩm phán cũng dựa trên những nguyên tắc được ghi nhận trong các tuyển tập này để lập luận và đưa ra phán quyết.
Mục 652 tuyển tập số 02 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (Reastatement of the law, second, Torts 652) có quy định về các dạng hành vi xâm phạm quyền riêng tư phải chịu trách nhiệm dân sự bao gồm:
– Xâm phạm không gian riêng tư (Instruction upon seclusion).
– Hành vi sử dụng tên tuổi và hình ảnh của người khác (Approriation of name or Likeeness).
– Hành vi công khai đời sống riêng tư (Publicity Given to Private Life). – Công bố thông tin không có cơ sở đặt người khác vào tình huống gây hiều lầm (Publicity that unreasonably places the other in a false light before the public).
Như vậy với 4 hành vi nêu trên có thể thấy rằng, nội dung của quyền riêng tư trong pháp luật dân sự Hoa Kỳ không chỉ đơn thuần là sự bảo vệ về khía cạnh thông tin cá nhân mà nó còn có sự giao thoa với các quyền dân sự khác: đó là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và nơi cư trú, quyền bất khả xâm phạm đối với thư tín, quyền của cá nhân đối với tên tuổi hình ảnh. Việc xây dựng các quy định về quyền riêng tư tại Hoa Kỳ, không xuất phát trên cơ sở lý luận pháp lý mà được thể hiện thông qua thực tiễn. Thông qua các cuộc trao đổi, bàn luận về quyền riêng tư xuyên suốt từ đầu thế kỷ 20, năm 1960, học giả William Prosser đã đưa ra hệ thống 4 hành vi xâm phạm tới quyền riêng tư (đã nêu trong chương I) làm tiền đề cho công tác xét xử của các