Trách nhiệm cung cấp thông tin trong hợp đồng bảo hiểm bao gồm: Trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng trong quá trình ký và thực hiện hợp đồng bảo hiểm; Trách nhiệm cung cấp thông tin của khách hàng đối với Doanh nghiệp bảo hiểm.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm cung cấp thông tin của doanh nghiệp bảo hiểm đối với khách hàng:
Trách nhiệm cung cấp thông tin của người tham gia bảo hiểm góp phần quan trọng trong việc ký kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Cụ thế hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm ảnh hưởng đến tính hiệu lực của hợp đồng nói chung và hợp đồng bảo hiểm nói riêng.
Đây là trách nhiệm quan trọng của Doanh nghiệp bảo hiểm, thể hiện tính chính xác trung thực đầy đủ lời cam kết của mình. Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 19 Luật kinh doanh bảo hiểm quy định:
“Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm; Doanh nghiệp bảo hiểm chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin đó.”
“..Trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm; doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho bên mua bảo hiểm do việc cung cấp thông tin sai sự thật.”
Khi giao kết bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm đưa ra lời cam kết về điều kiện và phương thức bồi thường nên mọi thông tin đưa ra để cam kết phải là trung thực, rõ ràng. Đó là cơ sở để người tham gia bảo hiểm lựa chọn có chấp nhận mua bảo hiểm hay không, người tham gia bảo hiểm lựa chọn trước khi đưa ra quyết định tham gia hợp đồng bảo hiểm.
Doanh nghiệp bảo hiểm phải giải thích rõ cho bên mua bảo hiểm về điều khoản loại trừ trách nhiệm trước khi ký kết hợp đồng. Giải thích cho bên mua các điều khoản của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm. Trong trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng thì điều khoản đó sẽ được giải thích có lợi cho người được bảo hiểm hay người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm.
Được quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp được pháp luật quy định như: Bên mua bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm hưởng lợi; Không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin cho doanh nghiệp bảo hiểm trong trường hợp làm tăng rủi ro hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm; Khi thay đổi dẫn đến tăng các rủi ro thì doanh nghiệp có quyền tăng phí nếu bên mua bảo hiểm không chấp nhận. Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng …và
2. Trách nhiệm cung cấp thông tin của khách hàng đối với Doanh nghiệp bảo hiểm:
Bên mua bảo hiểm phải cung cấp thông tin trung thực và đầy đủ để Doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, chấp nhận rủi ro, chấp nhận bảo hiểm, tính phí bảo hiểm cho phù hợp với những thông tin nhận được. Các thông tin do bên mua bảo hiểm cung cấp sẽ được Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm giữ bí mật.
Khoản 2, điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
“Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Doanh nghiệp bảo hiểm. “
Ngoài ra trách nhiệm cung cấp thông tin của bên mua bảo hiểm còn được quy định tại điểm c, khoản 2, điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm:
“Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của Doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của Doanh nghiệp bảo hiểm”.
Khi kí kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm người tham gia bảo hiểm phải co trách nhiệm cung cấp thông tin cụ thể:
– Kê khai đầy đủ, trung thực mọi chi tiết có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
Việc người tham gia bảo hiểm thực hiện đúng nghĩa vụ này là cơ sở để Doanh nghiệp bảo hiểm đánh giá rủi ro, xem xét để chấp nhận hoặc không chấp nhận bảo hiểm và thoả thuận cụ thể một số điều khoản của hợp đồng. Pl xác định rõ hậu quả pháp lý nếu người tham gia không thực hiện đúng nghĩa vụ này đó là sự vô hiệu của hợp đồng; doanh nghiệp bảo hiểm đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng; Giảm số tiền bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo tỷ lệ thậm chí không bồi thường, không trả tiền bảo hiểm.
– Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro, hoặc phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm. Đây là việc làm cần thiết đảm bảo lợi ích hợp lý cho cả hai bên. Pháp luật kinh doanh bảo hiểm nhiều quốc gia rất coi trọng nghĩa vụ này và quy định rõ hậu quả pháp lý nếu bên tham gia bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ này
-Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm trong 2 ngày đối với trộm cắp và 5 ngày đối với các hợp đồng khác, trừ trường hợp có lý do chính đáng mà người mua bảo hiểm không thực hiện được nghĩa vụ này.
Bên được bảo hiểm phải thông báo kịp thời, chính xác, trung thực về nguyên nhân và mức độ tổn thất sẽ liên quan trực tiếp tới quyền lợi về bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm.
Nếu vi phạm các nghĩa vụ nêu trên tuỳ theo tính chất mức độ vi phạm doanh nghiệp bảo hiểm có thể đơn phương đình chỉ hợp đồng bảo hiểm hoặc giảm trừ số tiền bồi thường hoặc số tiền bảo hiểm mà người được bảo hiểm nhận được bị giảm tương ứng với mức độ lỗi của người đó.
Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường hoặc tiền bảo hiểm khi có sự kiện bảo hiểm thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm, có tổn thất thiệt hại xảy ra.
Khoản 1 và Khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm quy định:
“…Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm có một trong những hành vi sau đây:
+ Cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm để được trả tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường;
+ Không thực hiện các nghĩa vụ trong việc cung cấp thông tin cho Doanh nghiệp bảo hiểm theo quy định”