Sự tham gia của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương thượng lập thể? Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể?
Trong hoạt động thương lượng tập thể, thì bên cạnh người lao động, người sử dụng lao động là hai bên chủ thể tham gia bắt buộc thì còn có sự tham gia của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Trong thương lượng tập thể thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quan trọng.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Sự tham gia của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương thượng lập thể
Tại Điều 73 của
Theo quy định này, thì Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia thương lượng tập thể trong trường hợp thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp và khi các doanh nghiệp yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia để thành lập Hội đồng thương lượng tập thể. Thành lập Hội đồng thương lượng tập thể để tiến hành thương lượng tập thể là một trong hai cách thức để tiến hành thương lượng tập thể do có nhiều doanh nghiệp.
Việc Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia trong thương lượng tập thể này chỉ tham gia khi có sự yêu cầu ủy các doanh nghiệp mà không phải trong trường hợp nào Ủy ban nhân dân tỉnh cũng tham gia thương lượng tập thể.
Và tại Khoản 2 Điều 73 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định thì trong Hội đồng thương lượng tập thể Đại diện Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chính là một thành phần của Hội đồng. Khi đó, có thể nhận thấy Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tham gia với tư cách là thành phần của Hội đồng thương lượng tập thể.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể được quy định tại Điều 74 Bộ luật Lao động năm 2019, theo quy định này, thì trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong thương lượng tập thể không chỉ dừng lại ở việc tham gia thương lượng tập thể khi có yêu cầu, mà trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh còn được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau. Trách nhiệm cụ thể của Ủy ban nhân dân tỉnh bao gồm:
Thứ nhất, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể (Khoản 1). Thương lượng tập thể chính là việc thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, về bản chất thì người sử dụng lao động và người lao động luôn tồn tại sự mâu thuẫn về quyền, nghĩa vụ và lợi ích, nên khi ngồi lại với nhau, các bên khó có thể có được tiếng nói chung. Và đặc biệt, không phải khi nào các bên khi tham gia thương lượng tập thể đều có kinh nghiệm, hiểu biết cũng như khả năng để thỏa thuận, đàm phán, đặc biệt về phía người lao động. Khi thiếu các kỹ năng để thương lượng tập thể dẫn đến việc các bên có thể có những “tranh cãi” gay gắt trong quá trình đàm phán, không thể đạt được mục đích của thương lượng tập thể,… dẫn đến thương lượng tập thể không thành. Để giảm thiểu việc thương lượng tập thể không thành do các bên thiếu các kỹ năng thương lượng tập thể, thì Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thương lượng tập thể cho các bên thương lượng tập thể. Việc đào tạo, bồi dưỡng này được tiến hành cả đối với người sử dụng lao động và người lao động thông. Đồng thời, thông qua các buổi đào tạo, bồi dưỡng này còn giúp phổ biến pháp luật lao động đến các chủ thể này.
Thứ hai, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu về kinh tế – xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy thương lượng tập thể. (Khoản 2)
Việc xây dựng và cung cấp các thông tin, dữ liệu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, khi các thông tin này được đưa đến người lao động, người sử dụng lao động thì các chủ thể này sẽ có cái nhìn tổng quát lại tình hình kinh tế- xã hội, thị trường lao động, quan hệ lao động trong một phạm vi nhất định, có thể là trong phạm vi tỉnh, trong phạm vi vùng, miền, hoặc trong phạm vi toàn quốc. Khi các cá nhân có cái nhìn tổng quát đó về những vấn đề liên quan đến quan hệ lao động thì sẽ có sự so sánh giữa quan hệ lao động của mình với các thông tin được cung cấp, từ đó sẽ thúc đẩy các bên cùng tiến hành thương lượng tập thể. Đồng thời các thông tin, dữ liệu mà Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng còn giúp các bên có thể dựa vào để thỏa thuận về nội dung thương lượng tập thể. Ví dụ như việc người lao động và người sử dụng lao động dựa vào thông tin về tiền lương trung bình của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh cùng ngành nghề để thỏa thuận về tiền công, tiền lương trong quan hệ lao động của họ. Việc Ủy ban nhân dân tỉnh tiến hành xây dựng, cung cấp các thông tin đó nhằm đảm bảo sự chính xác, cũng như minh bạch của các thông tin, tránh các trường hợp sử dụng các thông tin sai lệch, không chính xác trong thương lượng tập thể.
Thứ ba, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động hoặc khi có yêu cầu của cả hai bên thương lượng tập thể, hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể; trường hợp không có yêu cầu, việc chủ động hỗ trợ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ được tiến hành nếu được các bên đồng ý. (Khoản 3)
Theo quy định này về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thì có thể thấy việc Ủy ban nhân dân tỉnh trong thương lượng tập thể không chỉ có trong trường hợp thương lượng tập thể nhiều doanh nghiệp tham gia để thành lập Hội đồng thương lượng tập thể, mà Ủy ban nhân dân tỉnh còn tham gia đối với thương lượng tập thể trong phạm vi doanh nghiệp. Sự tham gia thương lượng tập thể của Ủy ban nhân dân tỉnh trong thương lượng tập thể thuộc phạm vi một doanh nghiệp có thể do các bên trong thương lượng tập thể yêu cầu Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia thương lượng tập thể của họ hoặc trong trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh nhận thấy mình phải cần thiết tham gia thương lượng tập thể thì có thể chủ động yêu cầu tham gia, tuy nhiên, việc chủ động tham gia của Ủy ban nhân dân tỉnh phải được sự đồng ý của các bên thương lượng tập thể, chỉ khi có sự đồng ý của tất cả các bên thì Ủy ban nhân dân tỉnh mới được trực tiếp tham gia thương lượng tập thể.
Trong trường hợp này, Ủy ban nhân dân tỉnh tham gia thương lượng tập thể với vai trò “hỗ trợ các bên đạt được thỏa thuận trong quá trình thương lượng tập thể”. Dễ dàng nhận thấy vai trò của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trường hợp này đóng vai trò gần như là “người hòa giải” trong hòa giải tranh chấp. Ủy ban nhân dân tỉnh có thể là người đưa ra những gợi ý về nôi dung thương lượng để các bên thỏa thuận, và cũng có thể giúp xoa dịu căng thẳng giữa hai bên (nếu có), đồng thời cũng có thể đưa ra những khuyến cáo về tuân thủ pháp luật về nội dung thương lượng,…
Thứ tư, Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các bên thương lượng tập thể có nhiều doanh nghiệp (Khoản 4). Việc tham gia thương lượng tập thể của Ủy ban nhân dân tỉnh trong trường hợp này đã được đề cập ở nội dùng phần trên. Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có trách nhiệm thành lập Hội đồng thương lượng tập thể khi có yêu cầu của các doanh nghiệp tham gia thương lượng tập thể và đồng thời Ủy ban nhân dân tỉnh cũng sẽ có đại diện là thành viên của Hội đồng thương lượng tập thể.
Qua việc phân tích về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong thương lượng tập thể, thì có thể nhận thấy, trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh được thể hiện qua việc tham gia trực tiếp hay gián tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh vào quá trình thương lượng tập thể của các bên. Trong một số trường hợp, sự tham gia của Ủy ban nhân dân tỉnh trong thương lượng tập thể còn là việc bắt buộc. Bộ luật Lao động năm 2019 đã cụ thể hóa trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tham gia thương lượng tập thể nhằm đề cao trách nhiệm của cơ quan này. Bởi Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan quản lý trực tiếp các vấn đề trong xã hội, đặc biệt là vấn đề lao động, đồng thời, việc thương lượng tập thể không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của người lao động mà còn gián tiếp ảnh hưởng đến các quan hệ khác trong xã hội, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế, xã hội. Do vậy, Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm vô cùng quan trọng đối với thương lượng tập thể từ khi chuẩn bị cho thương lượng tập thể, khi thương lượng tập thể ra đời và đến cả trong quá trình thương lượng tập thể.