Một số khái niệm liên quan? Trách nhiệm của tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng? Trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng?
Dựa theo góc nhìn thực tiễn cũng như quy định trong pháp luật thì để quyết định tiến hành thi công xây dựng công trình phải trải quan rất nhiều bước. Việc đầu tiên là nhà đầu tư phải xác định dược loại công trình xây dựng, đưa ra kế hoạch xây dựng dựa trên tham khảo hoặc tư vấn của các kiến túc thiết kế, sau đó sẽ tiến hành thẩm định dự án quyết định đàu tư xây dựng về các mặt như sửa chữa, cải tạo hay xây dựng mới. Vậy, thẩm định dự án đầu tư xây dựng là gì? Pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm của tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng?
Luật sư
1. Một số khái niệm liên quan
Trách nhiệm (responsibility) là việc người đó phải đảm bảo một kết quả phải xảy ra trong tương lai một cách chính xác và kịp thời (kể cả có ý thức hoặc vô ý thức). Nếu không hoàn thành trách nhiệm là mắc lỗi, và người đó phải gánh chịu hậu quả không tốt xảy ra do lỗi đó của mình.
Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
Thẩm định dự án đầu tư công trình xây dựng là công tác tổ chức đánh giá xem xét và phân tích một cách khách quan trung thực và toàn diện về các nội dung trong dự án xây dựng nhằm đảm bảo dự án mang lại hiệu quả cao cho chủ đầu tư và xã hội cũng như phân tích tham tra thiết kế toàn diện đề án thiết kế cơ sở nhằm đảm bảo tính khả thi của dự án trước khi tiến hành triển khai thi công xây dựng.
Như vậy, trong quá trình thẩm định dự án đầu tư xây dựng thì người thực hiện việc thẩm định này phải có trách nhiệm đối với công việc mà mình làm nếu trong trường hợp để xảy ra sai sót thì cá nhân, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng phải hoàn toàn chịu trách nhiệm.
2. Trách nhiệm của tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Trách nhiệm của tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng
Theo quy định tại Điều 71
Theo đó, cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng có các quyền, trách nhiệm sau:
Thứ nhất, yêu cầu chủ đầu tư, tổ chức và cá nhân có liên quan cung cấp thông tin phục vụ công tác thẩm định dự án và giải trình trong trường hợp cần thiết.
Thứ hai, thu phí thẩm định dự án theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. Khi tiến hành thẩm định dự án thì cơ quan, tổ chức tiến hành thẩm định dự án đầu tư xây dựng hoàn toàn có quyền thu các chi phí phát sinh như phí, lệ phí thẩm định.
Thứ ba, yêu cầu chủ đầu tư thuê tổ chức tư vấn hoặc mời chuyên gia tư vấn có đủ năng lực kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án khi cần thiết;
Thứ tư, bảo lưu ý kiến thẩm định, từ chối thực hiện yêu cầu làm sai lệch kết quả thẩm định dự án.
Cơ quan, tổ chức thẩm định dự án đầu tư xây dựng có các trách nhiệm sau:
Thứ nhất, thẩm định nội dung của dự án đầu tư xây dựng theo quy định của
Thứ hai,
Thứ ba, chịu trách nhiệm trước pháp luật và người quyết định đầu tư về ý kiến, kết quả thẩm định dự án của mình.
Theo đó, việc thẩm định phải được lập thành báo cáo và cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định các báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng. Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được tiến hành
Trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng
Tiến hành lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng gồm các nội dung:
Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau:
– Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;
– Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn (nếu có);
– Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;
– Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình;
– Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;
– Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.
Nội dung của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm:
– Thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình
– Giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.
Khi Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng hòa thành và được trình lên thì tiến hành thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng:
– Việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp Luật về đầu tư; việc thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư công, dự án PPP được thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
– Sau khi dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định thì chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng làm cơ sở triển khai các bước tiếp theo theo quy định của pháp luật có liên quan.
Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của người quyết định đầu tư
Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng
– Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Hội đồng thẩm định Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập có trách nhiệm thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
– Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung đã được báo cáo
– Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở quy định gồm: sự phù hợp của thiết kế cơ sở với quy hoạch chi tiết xây dựng; tổng mặt bằng được chấp thuận hoặc với phương án tuyến công trình được chọn đối với công trình xây dựng theo tuyến; Sự phù hợp của các giải pháp thiết kế về bảo đảm an toàn xây dựng, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ,….
+ Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
– Đối với dự án sử dụng vốn khác thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
+ Cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp thẩm định thiết kế cơ sở của dự án đầu tư xây dựng đối với công trình cấp đặc biệt, cấp I, công trình công cộng, công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư chủ trì tổ chức thẩm định thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng;
+ Dự án sử dụng vốn khác không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này do người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án;
+ Dự án thực hiện theo các hình thức hợp đồng dự án, hợp đồng đối tác công tư có phần góp vốn của nhà nước do cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp chủ trì thẩm định thiết kế cơ sở của dự án. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đầu tư thẩm định các nội dung khác trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.
– Đối với dự án đầu tư xây dựng chỉ cần lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng thì thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư xây dựng được quy định như sau:
+ Trường hợp sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì cơ quan chuyên môn về xây dựng có trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm định các nội dung của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng
+ Trường hợp sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách thì cơ quan chuyên môn về xây dựng theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng công trình. Cơ quan chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư thẩm định phần thiết kế công nghệ (nếu có), các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng;
+ Trường hợp sử dụng vốn khác thì người quyết định đầu tư, chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng, trừ các công trình cấp đặc biệt, cấp I và công trình có ảnh hưởng lớn đến cảnh quan, môi trường và an toàn của cộng đồng và tự chịu trách nhiệm về nội dung thẩm định.
– Dự án đầu tư xây dựng có yêu cầu về phòng, chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
– Cơ quan chuyên môn về xây dựng, người quyết định đầu tư được mời tổ chức, cá nhân có chuyên môn, kinh nghiệm tham gia thẩm định dự án hoặc yêu cầu chủ đầu tư lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề xây dựng đã được đăng ký trên trang thông tin điện tử về năng lực hoạt động xây dựng theo quy định của Luật này để thẩm tra dự án làm cơ sở cho việc thẩm định, phê duyệt dự án. Chi phí thẩm tra, phí thẩm định dự án và thiết kế cơ sở được tính trong tổng mức đầu tư của dự án.
– Cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm tổng hợp kết quả thẩm định dự án trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định.
– Tổ chức, cá nhân tham gia thẩm định, thẩm tra dự án chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, thẩm tra của mình. Tổ chức, cá nhân lập dự án không được tham gia thẩm định, thẩm tra dự án do mình lập.
Như vậy, trong suốt quá trình thẩm định dự án xây dựng, chủ đàu tư phải phối hợp với những đơn vị khác để tiến hành thẩm định về tiền khả khi dầu tư vào dự án, kinh tế – kỹ thuật và các nội dung khác có liên quan. Việc thẩm định phải được tiến hành bởi cá nhan, tổ chức và các cơ quan đúng thảm quyền của mình.