Trách nhiệm của nhân viên bưu chính khi làm mất bưu phẩm. Nhân viên bưu chính có phải chịu trách nhiệm gì khi làm mất bưu phẩm?
Tóm tắt câu hỏi:
Em xin trình bày với luật sư về công việc của bạn em. Bạn em làm nhân viên chuyển phát nhanh, và đã gửi thư cho 1 công ty nhưng người nhận thư không phải là người trong công ty mà là người khác nhận dùm, người này đã nhận và ký tên người nhận là tên của nhân viên trong công ty (lúc đó bạn em không biết). Sau đó công ty bạn em
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Ở đây, đối với vụ việc này sẽ có 2 trường hợp như sau:
Trường hợp thứ nhất: Hai bên là công ty chuyển phát nhanh và công ty nhận bưu phấm có thể nhờ cơ quan điều tra tiến hành giám định chữ kí, tên của người đã nhận thay kia, nếu việc giám định này thành công, tìm ra người đã nhận thay thì 2 bên có quyền yêu cầu người đó trả lại thư đã nhận. Đối với trường hợp này, khi đã tìm ra người nhận thay bưu phẩm đó, và tiến hành trao trả lại bưu phẩm cho phía công ty kia, thì rõ ràng bạn của bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm. Khi ấy, có bất kì vấn đề gì xảy ra đối với bưu phẩm: mất, hư hỏng, thì xem xét trách nhiệm sẽ được áp dụng đối với người kí tên nhận thay đó.
Trường hợp thứ hai: Khi tiến hành điều tra, mà vẫn không tìm ra người đã nhận thay kia, thì rõ ràng bạn của bạn đã vi phạm về quy định của pháp luật trong việc chuyển giao bưu phẩm, và bạn đó sẽ phải chịu trách nhiệm về việc làm đó của mình là làm mất thư của công ty kia. Việc giải quyết đồi với trường hợp này cho bạn của bạn được tiến hành như sau
* Về cách thức giải quyết tranh chấp:
Điều 29 Luật bưu chính 2010 có quy định về giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính:
“ 1. Việc giải quyết tranh chấp trong cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính được thực hiện thông qua các hình thức sau đây:
a.Thương lượng giữa các bên.
b.Hòa giải.
c.Giải quyết tại trọng tài hoặc tòa án.”
Do đó, bên bạn hoàn toàn có quyền lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp như trên theo Luật bưu chính 2010 để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai.
* Về mức độ bồi thường thiệt hại: Áp dụng theo Nghị định 47/2011/ NĐ- CP:
Điều 24. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
“1. Việc bồi thường thiệt hại trực tiếp được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính. Không bồi thường thiệt hại gián tiếp ngoài hợp đồng hoặc các nguồn lợi không thu được do việc cung ứng dịch vụ bưu chính không bảo đảm chất lượng mà hai bên đã thỏa thuận.
2. Bưu gửi bị mất, hư hỏng hoặc tráo đổi toàn bộ thì được bồi thường theo quy định đối với từng loại dịch vụ. Mức bồi thường thiệt hại do doanh nghiệp quy định không thấp hơn mức giới hạn trách nhiệm bồi thường của từng loại dịch vụ theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.”
>>> Luật sư
Đối với trường hợp bạn của bạn, do làm mất thư của công ty kia, nên phía công ty đó sẽ được bồi thường theo từng loại dịch vụ. Mức bồi thường cụ thể như sau:
– Mức giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại tối thiểu:
+ Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng.
+ Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
+ Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.
– Trường hợp vi phạm hợp đồng đã giao kết do không đảm bảo thời gian toàn trình đã công bố và người sử dụng dịch vụ bưu chính có chứng từ chứng minh việc không đảm bảo thời gian toàn trình đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.
– Việc bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ Văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới do doanh nghiệp được chỉ định cung ứng phải tuân theo các quy định về bồi thường trong Văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới.