Thực trạng trong giáo dục hiện nay? Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục?
Như chúng ta có thể thấy, trong nền giáo dục thế hệ trẻ thì không thể phủ nhận trách nhiệm cho một chủ thể cá nhân nào mà bắt buộc là trách nhiệm chung. Để đất nước được phát triển toàn diện về mọi mặt thì phải dựa trên những thế hệ trẻ cống hiến cho đất nước về sau và để lớp trẻ đạt được thành tích như vậy thì ngoài năng khiếu, tiền năng có sẵn thì buộc phải được giáo dục theo đường lối tư tưởng của Đảng và nhà nước ta.
Tổng đài Luật sư
1. Thực trạng trong giáo dục hiện nay?
Như chúng ta đã biết, từ xa xưa giáo dục đã là một lĩnh vực không thể bỏ qua bởi lẽ chúng ta luôn nhận thấy và có thể biết trước vai trò của giáo dục trong đời sống đối với con người bởi con người hình thành phải có ý thức kèm theo kỹ năng và kiến thức. Chính vì vậy, giáo dục được coi là bàn đạp trong sự phát triển của con người theo mỗi thế kỷ, phải được tăng mức độ giáo dục lên nhiều hơn, tiếp thu những tinh hoa văn hóa cần thiết là nền tảng hình thành nên sự thành công.
Thực trạng về giáo dục hiện nay nước ta đang cố gắng phấn đấu vươn lên cùng với các nước trên thế giới bởi lẽ đóng vai trò hết sức quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu xã hội.
Giáo dục toàn diện cho học sinh là một nhiệm vụ đặc biệt quan trọng được đặt ra khi quyết định xây dựng những cơ sở giáo dục theo phân cấp phù hợp với từng giai đoạn phát triển của học sinh. Tuy nhiên ý thức về đạo đức, lễ giáo trong mỗi người, đặc biệt là thế hệ học sinh người chủ tương lai của đất nước là vô cùng quan trọng và có sự nhận thức khác nhau. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì Bác từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng” có nghĩa là con người luôn phải có song song trong mình hai yếu tố đó là học hỏi những kiến thức, trau dồi bản thân trở thành người có tài nhưng không thể quên bản chất của một con người phải có đạo đức, sống chuẩn mực với bản thân, gia đình và xã hội.
Tuy nhiên, trong thực tế có thể thấy hiện nay có rất nhiều cơ sở giáo dục được xây dựng nhưng có một số những học sinh chưa tiếp thu, lĩnh hội được về mặt đạo đức, đối nhân với những người xung quanh gây nhiều hệ lụy khá nghiêm trọng. Bởi lẽ đạo đức là cái chất trong mỗi con người cần rèn luyện để có thể trở thành một con người mẫu mực biết tôn trọng những người xung quanh.
Từ đó có thể thấy, trách nhiệm giáo dục con cái, giáo dục học sinh của gia đình, của nhà trường là vô cùng quan trọng bởi lẽ đây là hai môi trường chính để thúc đẩy ý thức từ khi sinh ra cho đến tuổi trưởng thành của con người. Việc dạy trẻ từ khi còn nhỏ là rất quan trọng và việc cho trẻ vào môi trường giáo dục sư phạm theo đúng độ tuổi là quan trọng nhất.
2. Trách nhiệm của nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục?
Như chúng ta có thể thấy trách nhiệm đầu tiên nhất trong giáo dục chính là cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc cho con, người được giám hộ ngoài ra khi bước chân vào môi trường giáo dục sư phạm thì nhà trường sẽ chịu trách nhiệm giảng dạy, đôn đốc về kiến thức cũng như kỹ năng sống theo từng giai đoạn phát triển.
Tiếp theo đó khi cha mẹ học sinh tạo điều kiện cho con tham gia giáo dục tại cơ sở, môi trường sư phạm thì thuộc về trách nhiệm của nhà trường nơi tiếp nhận giáo dục. Pháp luật Việt Nam đã ban hành riêng về
Theo Điều 89, 90, 91, 92, 93 của
Về trách nhiệm của nhà trường đối với người tham gia giáo dục
Nhà trường được xây dựng cơ cấu tổ chức chuyên môn khác nhau và có trách nhiệm thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục, quy tắc ứng xử; chủ động phối hợp với gia đình và xã hội để tổ chức hoặc tham gia các hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường, bảo đảm an toàn cho người dạy và người học;
Bằng quyền, nghĩa vụ của mình mà nhà trường sẽ phân công giáo viên đảm nhận chức vụ quản lý học sinh trong suốt quá trình giảng dạy để nắm bắt được đầy đủ tình hình học sinh của mình quản lý về mọi mặt từ học tập, hoạt động ngoại khóa, quy tắc trong giao tiếp ứng xử. Trong trường hợp đặc biệt cần liên hệ cho phụ huynh về tình hình học tập cũng như những hoạt động thiếu tính ý thức.
Về trách nhiệm của gia đình, người giám hộ đối với con cái, người được giám hộ
+ Cha mẹ hoặc người giám hộ có trách nhiệm nuôi dưỡng, giáo dục và chăm sóc, tạo điều kiện cho con hoặc người được giám hộ được học tập, thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc, rèn luyện, tham gia các hoạt động của nhà trường; tôn trọng nhà giáo, không được xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể nhà giáo.
+ Các thành viên trong gia đình có trách nhiệm xây dựng gia đình văn hóa, tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ của con em; người lớn tuổi có trách nhiệm giáo dục, làm gương cho con em, cùng nhà trường nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Về trách nhiệm của cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh
+ Tiếp nhận thông tin về kết quả học tập, rèn luyện của con hoặc người được giám hộ.
+ Tham gia hoạt động giáo dục theo kế hoạch của nhà trường; tham gia hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh trong nhà trường.
+ Phối hợp với nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc giáo dục con hoặc người được giám hộ theo quy định.
– Trách nhiệm của ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non
+ Ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non được tổ chức trong mỗi năm học ở giáo dục phổ thông và giáo dục mầm non, do cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh, trẻ mầm non từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục học sinh, trẻ mầm non và hoạt động theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Không tổ chức ban đại diện cha mẹ học sinh, trẻ mầm non liên trường và ở các cấp hành chính.
Về trách nhiệm của xã hội
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
+ Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
+ Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
+ Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
+ Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
– Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
– Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.
Thông qua nội dung được quy định trong pháp luật nêu trên có thể thấy, đối với giáo dục lớp trẻ hiện nay thì trách nhiệm sẽ không thuộc về một cá nhân nào đó mà là toàn trách nhiệm chung đối với cả gia đình, nhà trường, xã hội bởi lẽ để hình thành nên ý thức đạo đức các quy tắc ứng xử phải được hình thành từ khi trẻ nhỏ, đối với trẻ nhỏ thì gia đình có trách nhiệm nhiều nhất vì thường xuyên tiếp xúc cũng như dạy trẻ ngay từ khi trẻ tập nói. Đây cũng là điều cơ bản nhưng quan trọng nhất trong giai đoạn hình thành phát triển tư duy của trẻ nhỏ.
Tiếp theo là trách nhiệm của nhà trường đối với giáo dục trẻ em thì như đã trình bày trong bài viết khi trẻ em đến tuổi được đi học thì cha mẹ sẽ tạo điều kiện gửi con đến môi trường giáo dục từ cấp mầm non, chuyển cấp cho đến khi trẻ thành niên. Trong cả một quá trình dài theo giáo dục thì nhà trường sẽ trực tiếp tiếp nhận, quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên theo nề nếp các quy tắc quy định của nhà trường, có những hoạt động quản lý trực tiếp giữa nhà trường và gia đình hỗ trợ phối hợp cùng thực hiện trách nhiệm giáo dục.
Như vậy, để nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài góp phần ổn định và phát triển đất nước thì trách nhiệm giáo dục, giảng dạy, tiếp nhận những cá nhân là công dân của đất nước thuộc trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, Nhà trường, Gia đình và toàn xã hội. Ngoài ra bản thân chúng ta khi được sinh ra và lớn lên phải tự trong mình có ý thức sau đó trong quá trình được đào tạo thì trau dồi thêm inh nghiệm, kỹ năng và tạo cho mình năng lực có thể độc lập có trách nhiệm với chính bản thân mình.