Trách nhiệm của người uống rượu bia gây tai nạn giao thông. Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi xảy ra va chạm giao thông.
Trách nhiệm của người uống rượu bia gây tai nạn giao thông. Tư vấn về bồi thường thiệt hại khi xảy ra va chạm giao thông.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, cho cháu hỏi khi cháu đang chạy xe thì có một xe chạy ngược chiều là A vì khuất xe tải nên đến gần không kịp phản ứng nên xảy ra tai nạn. Khi đó cháu có uống rượu bia. Sau khi tai nạn người A bị mất một ngón chân út còn cháu chỉ bị nhẹ. Vậy cháu có bị xử lý gì không ạ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
+ Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009
2. Giải quyết vấn đề:
Xem thêm: Mức phạt người rải đinh ra đường? Mức phạt hành vi rải đinh ra đường?
Căn cứ theo Luật giao thông đường bộ khi trên đường không phân chia thành hai chiều xe chạy riêng biệt, hai xe đi ngược chiều tránh nhau, người điều khiển phải giảm tốc độ và cho xe đi về bên phải theo chiều xe chạy của mình. Tuy nhiên, trước khi xác định lỗi thuộc về bên nào thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính đối với lỗi điều khiển xe khi vừa uống rượu bia theo
Trường hợp bạn điều khiển xe máy:
– Phạt tiền 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng nếu
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng nếu trên 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.4minigam/1 lít khí thở, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng
Trường hợp bạn điều khiển xe ô tô:
– phạt tiền 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng nếu nồng độ cồn trong máu dưới 50mg/100ml máu hoặc dưới 0.25 minigam/1 lít khí thở;
– Phạt tiền tư 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu nồng độ cồn trong máu 50mg – 80mg/100ml máu hoặc từ 0.25 minigam/1 lít khí thở đến 0.4minigam/1 lít khí thở; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 03 đến 05 tháng
– Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng nếu trên 80mg/100ml máu hoặc vượt quá 0.4minigam/1 lít khí thở kèm theo bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 04 đến 06 tháng
Xem thêm: Trường hợp nào lái xe được rời khỏi hiện trường tai nạn giao thông?
Hành vi vi phạm quy tắc điều khiển giao thông đường bộ gây tai nạn khi tham gia giao thông có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009, nếu người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác. Theo đó, chỉ những hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ có tính chất nguy hiểm cao, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác và hành vi có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời mới bị coi là phạm tội hình sự.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại; do bạn không nói rõ thông tin vụ việc cụ thể, lỗi thuộc về bên nào, nên trong trường hợp này, có thể xác định theo các trường hợp sau:
– Trường hợp lỗi thuộc về hoàn toàn phía người A (đi ngược chiều gây tai nạn) thì người A sẽ phải chịu hoàn toàn trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn.
– Trường hợp cả hai bên đều có lỗi thì phải bồi thường theo mức độ tương tứng với phần lỗi.
– Trường hợp lỗi thuộc hoàn toàn về phía bạn thì bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại: nếu do bạn uống rượu mà gây thiệt hại cho người khác do say rượu, lâm vào tình trạng mất khả năng nhận thức và làm chủ hành vi thì bạn cũng phải bồi thường thiệt hại theo Điều 596 Bộ luật Dân sự 2015.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật vi phạm tai nạn giao thông: 1900.6568
Xác định giá trị thiệt hại để bồi thường theo quy định từ Điều 589 đến Điều 593 Bộ luật Dân sự 2015 trong trường hợp này như sau:
Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi gây ra tai nạn giao thông
– Thiệt hại về tài sản:
+ Tài sản bị mất, hủy hoại hoặc tài sản bị hư hỏng
+ Thiệt hại từ lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất hoặc bị giảm sút
+ Chi phí hợp lý gắn với việc ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
– Thiệt hại về sức khỏe;
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc giảm sút của người bị thiệt hại
+ Chi phí và thu nhập bị giảm sút của người chăm sóc người bị thiệt hại
+ Một khoản tiền để bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại
Nếu trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được về mức bồi thường thiệt hại, phương thức bồi thường thiệt hại thì có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp.