Trách nhiệm của người thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng. Quy định của pháp luật về gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Tại khu phố tôi sinh sống, các hộ gia đình đóng góp tiền tự làm đường, tuy nhiên có 1 hộ duy nhất không đóng. Khu phố họp bàn và không yêu cầu anh này đóng nữa và tiếp tục làm đường, còn thiếu sẽ đóng góp thêm. Trong suốt quá trình làm đường thì anh này không nói gì, đến ngày đổ bê tông thì anh này có hành động phá thành quả của cả khu phố bằng cách dùng xẻng múc bê tông trước cửa nhà đổ ra ngoài. Mọi người can ngăn và không cho anh này tiếp tục thực hiện. Bên cạnh đó, vào các buổi tối anh này đi làm về (21h30; 22:00; 23:00) anh này thường xuyên bấm còi kéo dài và rồ ga rất lớn gây ảnh hưởng đến khu phố. Tôi xin nhờ luật sư tư vấn biện pháp giải quyết vấn đề này để tình trạng này không diễn ra thêm. Cảm ơn Luật sư.?
Luật sư tư vấn:
Người trong tình huống bạn nêu có hành vi “phá thành quả của cả khu phố bằng cách dùng xẻng múc bê tông trước cửa nhà đổ ra ngoài” và “thường xuyên bấm còi kéo dài và rồ ga rất lớn gây ảnh hưởng đến khu phố” có thể coi là hành vi phá hoại tài sản và gây mất trật tự công cộng. Tùy vào mức độ và hậu quả của hành vi, người này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại
Đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác (tài sản của tập thể) có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15
Đối với hành vi gây mất trật tự công cộng cụ thể là ở khu dân cư có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Ngoài ra, hành vi gây rối trật tự công cộng gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội gây rối trật tự công cộng theo quy định tại Điều 245 “Bộ luật hình sự 2015”. Cụ thể hậu quả nghiêm trọng của hành vi này được quy định tại Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP khi xảy ra những trường hợp sau:
Luật sư
– Gây cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;
– Gây cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên;
– Làm chết người;
– Khiến người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 31 % trở lên;
– Khiến nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% trở lên;
– Khiến người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên;
– Khiến nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khoẻ với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.
Như vậy, hành vi của người được nêu trong tình huống bạn nêu đã có hành vi vi phạm pháp luật, các bạn có quyền thông báo với công an hoặc chính quyền địa phương xử phạt người này hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ và hậu quả hành vi của người đó.
Mục lục bài viết
1. Gây rối trật tự công cộng phải ngồi tù bao nhiêu năm?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư, Luật sư cho em hỏi anh bạn của em có tham gia vào vụ công nhân gây rối ở Đồng Nai và bị Tòa án đưa ra xét xử tội gây rối trật tự công cộng và phá hoại tài sản của công ty. Nếu Tòa kết án thì phải ngồi tù bao nhiêu năm?
Cám ơn Luật sư
Luật sư tư vấn:
Chào bạn! Về vấn đề của bạn, DƯƠNG GIA xin tư vấn như sau:
Theo quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự về tội gây rối trật tự công cộng thì:
“1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
Và Điều 143 quy định về tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác như sau:
“1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
c) Gây hậu quả nghiêm trọng;
d) Để che giấu tội phạm khác;
đ) Vì lý do công vụ của người bị hại;
e) Tái phạm nguy hiểm.
g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”
Vì thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi vẫn chưa rõ ràng nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể hơn là bạn của bạn đã vi phạm vào khoản nào, chỉ có thể xác định là mức án định khung cao nhất mà bạn của bạn có thể nhận là tù chung thân. Nếu Tòa án đưa ra hình phạt là tù có thời hạn đối với cả hai vụ án thì số năm phạt tù được tính bằng tổng số năm của cả hai án nhưng không quá 30 năm.
2. Dùng vũ khí gây rối trật tự công cộng
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi gây rối trật tự nơi công cộng dùng vũ khí thô sơ sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Luật sư tư vấn:
Việc có dùng vũ khí để gây rối trật tự công cộng thì đã phạm vào Tội gây rối trật tự công cộng với tình tiết có sử dụng vũ khí quy định tại điểm a khoản 2 Điều 245 “Bộ luật hình sự năm 2015” (sủa đổi, bổ sung năm 2009). Với hành vi này thì không có hình phạt tiền mà chỉ có hình phạt tù và mức hình phạt là hai năm đến bảy năm.
“Điều 245. Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Có dùng vũ khí hoặc có hành vi phá phách;
b) Có tổ chức;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.”
3. Mức xử phạt đối với hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn tôi và hàng xóm có gây gổ đánh nhau : vụ việc như sau bạn tôi có cho hàng xóm mượn một chiếc xe máy đến ngày 3/8/2017 bạn tôi sang nhà hàng xóm hỏi đòi lại xe hàng xóm có ý khó chịu và hai bên đánh nhau ,bạn tôi gọi công an xã đến giải quyết ,A hàng xóm đồng ý bồi thường với số tiền 4 triệu đồng nhưng đến ngày A không trả còn chặn xe ở đường gây gổ thêm ,giờ xã không tiếp nhận giải quyết vụ việc này nữa hỏi luật sư giờ tôi phải làm thế nào ạ ?
Luật sư tư vấn:
Theo như thông tin bạn trình bày thì bạn của bạn và hàng xóm có đánh nhau, đã mời công an xã đến giải quyết. Hàng xóm đã đồng ý bồi thường 4 triệu đồng nhưng đến ngày không thực hiện việc bồi thường còn chặn xe bạn của bạn ở đường để gây gổ. Hiện xã không tiếp nhận giải quyết vụ việc. Trong trường hợp này, bạn không nói người hàng xóm kia chặn bạn của bạn lại gây gổ có đánh bạn của bạn không, có gây thương tích gì cho bạn của bạn hay không nên chúng tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn của bạn được. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo các quy định dưới đây để xác định được cách thức xử lý trong trường hợp của bạn bạn.
Thứ nhất, nếu người hàng xóm có hành vi chặn xe, gây gổ với bạn của bạn dẫn đến bạn của bạn bị thương tích thì người hàng xóm đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 104 “
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;
…
i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân.”
Như vậy, theo quy định trên thì căn cứ vào tỷ lệ thương tật của bạn bạn và nguyên nhân xảy ra vụ xô xát để xác định trách nhiệm hình sự đối với người hàng xóm. Nếu không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, thì người hàng xóm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Theo đó, phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi xâm hại sức khỏe của người khác.
Luật sư tư vấn về cách xử lý khi có hành vi gây gổ, đánh nhau:1900.6568
Trong trường hợp bạn của bạn nếu công an xã không tiếp nhận giải quyết bạn của bạn có thể gửi đơn tố giác về hành vi của người hàng xóm ra phía công an cấp huyện nơi người hàng xóm đó cư trú. Sau khi tiếp nhận được đơn của bạn thì trong thời hạn 20 ngày Cơ quan điều tra trong phạm vi trách nhiệm của mình phải kiểm tra, xác minh nguồn tin và quyết định việc khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Trong trường hợp sự việc có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn để giải quyết tố giác và tin báo có thể dài hơn, nhưng không quá 2 tháng. Và kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo bạn của bạn biết.
Mặt khác, bạn có nêu người hàng xóm đánh nhau với bạn của bạn và đã hứa bồi thường 4 triệu đồng. Tuy nhiên, đến nay người hàng xóm của bạn bạn không thực hiện. Trong trường hợp này để đòi được tiền bồi thường từ người hàng xóm thì bạn của bạn có thể làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người hàng xóm đó cư trú. Ở đây, nếu bạn của bạn bị người hàng xóm đánh gây tổn hại về sức khỏe thì căn cứ Điều 590
– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;
– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
– Một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần. Mức bồi thường do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá 50 lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.