Các quy định của pháp luật về dự án đầu tư xây dựng? Người quyết định đầu tư xây dựng là ai? Nghĩa vụ, trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng?
Ngày nay, hoạt động đầu tư đóng góp vai trò khá quan trọng đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt là đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực xây dựng. Việc phát triển các dự án về khu đô thị, khu dân cư hay các công trình xây dựng hiện đại chính là một trong những minh chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Chính bởi vai trò quan trọng của hoạt động đầu tư mà pháp luật nước ta đã ban hành các văn bản pháp luật và dưới luật để quy định cụ thể về vấn đề này. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về các quy định của dự án đầu tư xây dựng và nghĩa vụ, trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng.
Dịch vụ Luật sư
1. Các quy định của pháp luật về dự án đầu tư xây dựng:
1.1. Dự án đầu tư xây dựng là gì?
Đầu tư xây dựng là một là cụm từ nói về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, các công trình hạ tầng cơ sở kinh tế – xã hội và nhiều loại công trình khác.
Khái niệm đầu tư là hoạt động bỏ vốn trước mắt để thu lợi nhuận trong tương lai; đối với đầu tư xây dựng được hiểu là đầu tư xây dựng các công trình có tính chất xây dựng như sau, bao gồm:
+ Xây dựng công trình giao thông.
+ Xây dựng công trình thủy lợi, thủy điện, cầu cảng.
+ Xây dựng nhà cửa , công sở , nhà máy phục vụ sản xuất phát triển kinh tế.
+ Các công trình phúc lợi xã hội như nhà văn hóa công viên rạp chiếu,…
+ Và nhiều loại công trình khác.
Các dự án đâu tư xây dựng nhằm phục vụ phát triển của xã hội. Như vậy đầu tư xây dựng có đặc thù riêng đó là lợi nhuận của nó phục vụ cho mọi người, mọi ngành trong xã hội, nguồn vốn đấu tư lớn cần có sự đầu tư của nhà nước.
Theo
“Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng”.
Như vậy, theo quy định của pháp luật, ta có thể hiểu, dự án đầu xây dựng là tập hợp tất cả những đề xuất, kiến nghị có tiềm năng và tiến hành đầu tư vốn vào các dự án xây dựng để tiến hành sửa chữa hay cải tạo,… Dự án đầu xây dựng được thực hiện nhằm mục đích cuối cùng là lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận.
Hay ta có thể hiểu đơn giản như sau, các dự án đầu tư xây dựng là tập hợp tất cả các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định.
1.2. Đặc điểm của dự án đầu tư xây dựng:
Dự án đầu tư xây dựng có các đặc điểm chung sau đây:
– Thứ nhất, đối với dự án đầu tư xây dựng cơ bản sẽ có tính chất cố định cụ thể nơi sản xuất gắn liền với nơi tiêu thụ sản phẩm. Các sản phẩm của dự án đầu tư xây dựng là những tài sản cố định, có chức năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ khác cho xã hội, thường sẽ cần có vốn đầu tư lớn, do nhiều người, thậm chí do nhiều cơ quan, đơn vị cùng tạo ra dự án đầu tư xây dựng.
– Thứ hai, các dự án đầu tư xây dựng cơ bản sẽ có quy mô lớn và kết cấu phức tạp, đòi hỏi một khoảng thời gian lớn để tạo ra một dự án đầu tư xây dựng.
– Một đặc điểm nữa của dự án đầu tư xây dựng cơ bản là có thời gian sử dụng lâu dài, chất lượng của sản phẩm có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả hoạt động của các ngành khác.
1.3. Phân loại dự án đầu tư xây dựng:
Hiện nay pháp luật nước ta phân chia các loại dự án đầu tư xây dựng thành ba loại cụ thể như sau:
– Thứ nhất, phân theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án. Dự án đầu tư xây dựng theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công, bao gồm các loại dự án sau đây:
+ Dự án quan trọng quốc gia.
+ Dự án nhóm A.
+ Dự án nhóm B.
+ Dự án nhóm C.
Thứ hai, dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm các loại sau đây:
+ Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo.
+ Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất).
Thứ ba, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng bao gồm các loại sau đây:
+ Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách.
+ Dự án sử dụng vốn khác.
1.4. Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động đầu tư xây dựng:
Các dự án đầu tư xây dựng cần đảm bảo các nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Nguyên tắc thứ nhất: các dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm đầu tư xây dựng công trình theo quy hoạch, thiết kế, bảo vệ cảnh quan, môi trường, các dự án đầu tư phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội, đặc điểm văn hóa của địa phương. Ngoài ra còn phải bảo đảm ổn định cuộc sống của Nhân dân, giúp kết hợp phát triển kinh tế – xã hội với quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu.
– Nguyên tắc thứ hai: các dự án đầu tư xây dựng phải sử dụng hợp lý nguồn lực, tài nguyên tại khu vực có dự án, bảo đảm đúng mục đích, đối tượng và trình tự đầu tư xây dựng.
– Nguyên tắc thứ ba: các dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định của pháp luật về sử dụng vật liệu xây dựng; bảo đảm nhu cầu tiếp cận sử dụng công trình thuận lợi, an toàn cho người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em ở các công trình công cộng, nhà cao tầng; ứng dụng khoa học và công nghệ, áp dụng hệ thống thông tin công trình trong hoạt động đầu tư xây dựng.
– Nguyên tắc thứ tư: các dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn công trình, tính mạng, sức khỏe con người và tài sản; phòng, chống cháy, nổ; bảo vệ môi trường.
– Nguyên tắc thứ năm: các dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm xây dựng đồng bộ trong từng công trình và đồng bộ với các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
– Nguyên tắc thứ sáu: các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng phải có đủ điều kiện năng lực theo quy định; chịu trách nhiệm về chất lượng công việc do mình thực hiện theo quy định của pháp luật.
– Nguyên tắc thứ bảy: các dự án đầu tư xây dựng phải bảo đảm công khai, minh bạch, tiết kiệm, hiệu quả; phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thất thoát và tiêu cực khác trong hoạt động đầu tư xây dựng.
– Nguyên tắc thứ tám: các dự án đầu tư xây dựng phải phân định rõ chức năng quản lý nhà nước trong hoạt động đầu tư xây dựng với chức năng quản lý của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư phù hợp với từng loại nguồn vốn sử dụng.
– Một nguyên tắc nữa rất quan trọng là khi lập và thực hiện quy hoạch xây dựng, đầu tư xây dựng, quản lý vận hành công trình xây dựng, phát triển vật liệu xây dựng phải có giải pháp kỹ thuật và quản lý nhằm bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng, tài nguyên và bảo vệ môi trường.
2. Người quyết định đầu tư xây dựng:
2.1. Người quyết định đầu tư xây dựng là ai?
Theo Điều 3
“Người quyết định đầu tư là cá nhân hoặc người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có thẩm quyền phê duyệt dự án và quyết định đầu tư xây dựng.”
Như vậy, ta có thể hiểu một người đưa ra một quyết định có đầu tư xây dựng hay không thì người đó phải trách nhiệm trước những quyết định mà mình đưa ra.
2.2. Nghĩa vụ, trách nhiệm của người quyết định đầu tư xây dựng:
Xây dựng là việc xây, tạo dựng nên cơ sở hạ tầng. Mặc dù hoạt động này được xem là riêng lẻ, song trong thực tế, đó là sự kết hợp của nhiều nhân tố. Hoạt động xây dựng được quản lí bởi nhà quản lí hay chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng; giám sát bởi kỹ sư tư vấn giám sát cùng với kỹ sư xây dựng và kiến trúc sư của dự án.
Để hoàn thành một dự án xây dựng, một kế hoạch hiệu quả là cần thiết. Tất cả có liên quan đến việc thiết kế và thi công công trình hạ tầng phải gắn với những tác động gây ra với môi trường tự nhiên do dự án đó gây nên, phải bảo đảm thi công đúng chương trình, ngân sách, an toàn xây dựng tại công trường, tác động đến người dân xung quanh công trình, tác động do việc chậm trễ của công trình, việc chuẩn bị các tài liệu đấu thầu…
Như vậy, một người đưa ra một quyết định có đầu tư xây dựng hay không thì người đó phải trách nhiệm trước những quyết định mà mình đưa ra.
Theo quy định tại Điều 72
Thứ nhất, phê duyệt hoặc ủy quyền phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán xây dựng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng.
Thứ hai, không phê duyệt dự án khi không đáp ứng mục tiêu đầu tư và hiệu quả dự án.
Thứ ba, đình chỉ thực hiện dự án đầu tư xây dựng đã được phê duyệt hoặc đang triển khai thực hiện khi thấy cần thiết phù hợp với quy định của pháp luật.
Thứ tư, thay đổi, điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng khi thấy cần thiết phù hợp với quy định tại Điều 61 của
Người quyết định đầu tư xây dựng có các trách nhiệm sau:
Thứ nhất, tổ chức thẩm định dự án và quyết định đầu tư xây dựng.
Thứ hai, bảo đảm nguồn vốn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng.
Thứ ba, kiểm tra việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng của chủ đầu tư; tổ chức giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng theo quy định tại Điều 8 của Luật xây dựng năm 2014.
Thứ tư, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng hoàn thành.
Thứ năm, chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.