Nghĩa vụ quân sự là một trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của công dân đối với việc bảo vệ Tổ quốc. Học sinh không chỉ có trách nhiệm tuân thủ nghĩa vụ quân sự mà còn cần hiểu rõ ý nghĩa của nó trong việc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vậy trách nhiệm của học sinh trong thực hiện nghĩa vụ quân sự là gì? Xin mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau.
Mục lục bài viết
1. Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì nghĩa vụ quân sự được hiểu là nghĩa vụ vẻ vang của công dân phục vụ trong Quân đội nhân dân. Thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.
Tôn trọng và thực hiện nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật:
+ Theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân Việt Nam từ 18 tuổi đến 25 tuổi (đối với nam giới) có nghĩa vụ tham gia quân đội khi được gọi nhập ngũ. Học sinh, khi đủ tuổi và trong độ tuổi nghĩa vụ quân sự, có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ này.
+ Học sinh phải chấp hành các quy định về việc đăng ký nghĩa vụ quân sự, thông báo tình trạng sức khỏe, và tuân thủ các cuộc gọi nhập ngũ.
Đảm bảo sức khỏe tốt để thực hiện nghĩa vụ:
+ Học sinh cần giữ gìn sức khỏe để có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự khi đến tuổi. Việc luyện tập thể dục thể thao, ăn uống hợp lý và giữ tinh thần khỏe mạnh sẽ giúp học sinh có thể đáp ứng các yêu cầu sức khỏe khi khám nghĩa vụ quân sự.
+ Khi tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, học sinh phải trung thực về tình trạng sức khỏe của mình để cơ quan quân sự có thể đánh giá đúng khả năng tham gia quân ngũ.
Tuân thủ nghĩa vụ học tập và thi hành quân sự song song:
+ Một số học sinh có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nếu đang trong thời gian học tập tại trường đại học, cao đẳng. Tuy nhiên, học sinh cần tuân thủ quy định về việc xin hoãn nghĩa vụ và vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự khi hoàn thành chương trình học hoặc khi đến tuổi nhập ngũ.
+ Đối với học sinh không được hoãn nghĩa vụ, họ cần chuẩn bị tinh thần để tham gia quân đội khi đến tuổi nhập ngũ, đồng thời hoàn thành việc học tập đúng hạn.
Tích cực tham gia các hoạt động giáo dục quốc phòng:
+ Trong quá trình học tại các trường phổ thông, học sinh sẽ được tham gia các hoạt động giáo dục quốc phòng và an ninh, trang bị kiến thức cơ bản về quân sự và bảo vệ Tổ quốc. Đây là một phần quan trọng trong việc rèn luyện phẩm chất, tinh thần trách nhiệm và sự hiểu biết về nghĩa vụ quân sự.
+ Việc tham gia các hoạt động này giúp học sinh chuẩn bị tâm lý, tinh thần và kỹ năng cho thời gian nhập ngũ sau này.
Giữ gìn đạo đức, phẩm chất công dân tốt:
Học sinh cần rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức công dân cao, hiểu rõ trách nhiệm của mình đối với đất nước. Điều này không chỉ giúp học sinh phát triển toàn diện mà còn chuẩn bị cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự một cách có trách nhiệm và nghiêm túc.
Thực hiện nghĩa vụ quân sự nếu không được hoãn, miễn:
Khi đến tuổi nghĩa vụ, học sinh phải chuẩn bị tâm lý và điều kiện để thực hiện nghĩa vụ quân sự, nếu không thuộc diện miễn hoặc hoãn. Việc nhập ngũ là một nghĩa vụ thiêng liêng, là cách mỗi công dân góp phần bảo vệ sự an toàn, chủ quyền của Tổ quốc.
Tóm lại, trách nhiệm của học sinh trong nghĩa vụ quân sự không chỉ là việc tham gia khi đến tuổi mà còn bao gồm việc chuẩn bị sức khỏe, rèn luyện phẩm chất, tuân thủ các quy định của pháp luật và tham gia vào các hoạt động giáo dục quốc phòng để sẵn sàng hoàn thành nghĩa vụ khi được gọi.
2. Những đối tượng có trách nhiệm trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự là ai?
* Đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự:
Căn cứ Điều 12 Văn bản hợp nhất số 23/VBHN-VPQH quy định đối tượng đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
+ Công dân nam: Độ tuổi từ đủ 17 tuổi trở lên.
+ Công dân nữ: Độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên.
* Tiêu chuẩn:
Về độ tuổi:
Theo Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự 2019, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
+ Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
+ Trường hợp công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết năm 27 tuổi.
Lưu ý, độ tuổi nhập ngũ được tính từ ngày tháng năm sinh ghi trên giấy khai sinh của công dân cho đến ngày giao quân.
Về chính trị:
+ Đáp ứng quy định về tiêu chuẩn theo Thông tư liên tịch số 50/2016/TTLT-BQP-BCA ngày 15 tháng 4 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng – Bộ trưởng Bộ Công an.
+ Nếu đối tượng tuyển chọn nhập ngũ với vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội, lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ hoặc lực lượng Vệ binh và kiểm soát quân sự chuyên nghiệp sẽ tuân thủ theo quy định của Bộ Quốc phòng.
Về sức khỏe:
Tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thực hiện theo quy định tại Thông tư 105/2023/TT-BQP:
Tiêu chuẩn chung:
+ Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3.
+ Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy.
Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Cách cho điểm sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự hiện nay được tính như sau:
Tính điểm mỗi chỉ tiêu sẽ là từ 1 đến 6, cụ thể:
+ Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt: Điểm 1.
+ Chỉ tình trạng sức khỏe tốt: Điểm 2.
+ Chỉ tình trạng sức khỏe khá: Điểm 3.
+ Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình: Điểm 4.
+ Chỉ tình trạng sức khỏe kém: Điểm 5.
+ Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém: Điểm 6.
Bên cạnh đó, theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
+ Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1.
+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2.
+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3.
+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4.
+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5.
+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Về văn hóa:
+ Trình độ văn hóa từ lớp 8 trở lên sẽ được tuyển chọn và gọi nhập ngũ, nguyên tắc sẽ lấy từ cao xuống thấp.
+ Với những địa điểm là vùng có khó khăn, không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì xem xét sẽ tuyển chọn công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
+ Với khu vực là các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật, hay vùng đồng bào dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người, thì sẽ được tuyển chọn không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
Có lý lịch rõ ràng.
Chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
3. Vai trò của học sinh trong việc thực hiện nghĩa vụ quân sự:
Bác Hồ từng khẳng định rằng quân đội là “trường học lớn” để thanh niên rèn luyện và trưởng thành. Thực hiện nghĩa vụ quân sự là đóng góp sức lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của Đảng và dân tộc. Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân tộc. Do vậy, thực hiện nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm với Tổ quốc, với quê hương. Mỗi thanh niên tham gia nghĩa vụ quân sự là niềm vinh dự, tự hào, bởi thực hiện nghĩa vụ quân sự chính là cống hiến một phần nhỏ bé sức lực của mình vào sự nghiệp của Đảng và toàn dân tộc. Hình ảnh bộ đội cụ Hồ luôn là tấm gương sáng cho mọi thế hệ thanh niên Việt Nam noi theo.
Học sinh là những mầm non tương lai của đất nước, có vai trò rất quan trọng trong quá trình thực hiện nghĩa vụ quân sự, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước. Đây là lứa tuổi còn trẻ, khi đến độ tuổi theo quy định sẽ tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự. Độ tuổi trẻ nên sẽ có sức khỏe tốt, có lòng nhiệt huyết, hoài bão, sẽ đóng góp rất lớn trong quá trình bảo vệ và phát triển đất nước. Trong thời gian tại quân ngũ, họ sẽ được rèn luyện về thể lực, về kỹ chiến thuật, tâm lý, từ đó tạo nên sự vững vàng trước các tình huống có thể xảy ra.
Không chỉ vậy, học sinh có thể đóng vai trò là những người tuyên truyền về ý nghĩa, nội dung, thông điệp của nghĩa vụ quân sự đến cộng đồng và những người thân trong gia đình.
THAM KHẢO THÊM: