Trách nhiệm của Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo. Nếu không đủ khả năng giải quyết vấn đề thì Giám đốc sở giáo dục có được phép tự quyết định.
Trách nhiệm của Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo. Nếu không đủ khả năng giải quyết vấn đề thì Giám đốc sở giáo dục có được phép tự quyết định.
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi một vấn đề liên quan đến hoạt động giáo dục như sau, nếu như Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo đang thực hiện một quyết định với sở tài chính về hoạt động của một đơn vị giáo dục. Nếu không đủ khả năng điều kiện giải quyết thì có được phép tự quyết định hay không hay phải trình lên cấp trên. Mong luật sư tư vấn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Giám đốc sở Giáo dục và đào tạo là lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo có thẩm quyền giải quyết các vấn đề phát sinh trong phạm vi thẩm quyền của mình.
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 11/2015/TTLT-BGDĐT-BNV Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo. Theo đó, khi thực hiện nhiệm vụ của mình Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm giải quyết các vấn đề phát sinh như sau:
Thứ nhất: Căn cứ các quy định hiện hành của pháp luật và phân công của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, ban hành quy chế làm việc của Sở và chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện;
Thứ hai: Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và trước pháp luật về thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Giáo dục và Đào tạo và các công việc được Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công hoặc ủy quyền. Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền hoặc đúng thẩm quyền nhưng không đủ khả năng và điều kiện giải quyết thì Giám đốc Sở giáo dục và Đào tạo phải chủ động làm việc với Giám đốc sở có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định;
Thứ ba: Có trách nhiệm báo cáo với Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp tỉnh; Bộ, cơ quan ngang Bộ về tổ chức, hoạt động giáo dục của Sở Giáo dục và Đào tạo; báo cáo công tác, cung cấp tài liệu trước Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh khi có yêu cầu; trả lời kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh về những vấn đề liên quan đến giáo dục và đào tạo trên địa bàn; phối hợp với Giám đốc sở, người đứng đầu tổ chức chính trị – xã hội và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện nhiệm vụ của Sở Giáo dục và Đào tạo.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ tư: Căn cứ quy định về phân cấp quản lý tổ chức cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để quyết định: Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, cách chức, giáng chức người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở (không bao gồm người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu trường trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm thuộc Sở); công nhận, không công nhận hội đồng trường các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; công nhận, không công nhận hội đồng quản trị, chủ tịch hội đồng quản trị, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các cơ sở giáo dục ngoài công lập thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, bao gồm cả các trường cao đẳng tư thục đóng trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nếu như trong quá trình thực hiện có vấn đề phát sinh mà không đủ điệu kiện hoặc khả năng giải quyết thì hồ sơ phải được trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định không tự ý ra quyết định.
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.