Một số quy định về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam? Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng lao động nước ngoài?
Trên thực tế, bởi vì tính chất của công việc, nhiều doanh nghiệp sẽ lựa chọn việc thuê thêm người lao động ở nước ngoài về để làm việc cho mình. Chính vì thế mà việc các lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam diễn ra khá phổ biến. Do đó nên các doanh nghiệp cần nắm được những quy định pháp luật về việc sử dụng lao động nước ngoài để thuận tiện cho việc điều chỉnh, tuân thủ nhằm tránh những rủi ro pháp lý không đáng có cũng như bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng lao động nước ngoài.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Một số quy định về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Căn cứ pháp lý:
– Bộ luật Lao động 2019.
1.1. Quy định về điều kiện để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:
Theo Khoản 1 Điều 151
– Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Theo khoản 2 Điều 674
Theo đó, người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi đáp ứng các điều kiện sau:
+ Người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi từ đủ 18 tuổi trở lên.
+ Người nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi không thuộc trường hợp bị mất, hạn chế năng năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
– Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc.
– Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
– Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
– Người lao động có quốc tịch nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải có giấy phép lao động do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp thuộc diện không cần cấp giấy phép lao động.
Trên đây là năm điều kiện cụ thể để các chủ thể là người lao động nước ngoài được phép làm việc tại Việt nam theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Nếu các chủ thể đảm bảo được các điều kiện nói trên thì người lao động nước ngoài mới được phép làm việc tại Việt nam.
1.2. Điều kiện của doanh nghiệp sử dụng lao động nước ngoài:
Để các doanh nghiệp có thể thuê người lao động nước ngoài làm việc cho mình, các doanh nghiệp tại Việt Nam cần đảm bảo các điều kiện cụ thể như sau:
– Các doanh nghiệp chỉ được tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm vị trí công việc quản lý, điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.
– Trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình các doanh nghiệp cần:
+ Doanh nghiệp phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền:
Thời hạn giải trình: Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp đó dự kiến sử dụng lao động nước ngoài.
Cơ quan tiếp nhận: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Một số trường hợp không cần xác định nhu cầu sử dụng người lao động theo quy định của pháp luật đó là: Người lao động là Trưởng văn phòng đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam; vào Việt Nam với dưới 03 tháng để chào bán dịch vụ; là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn từ 3 tỷ đồng;…
+ Nhà thầu khi muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình cần phải kê khai cụ thể các vị trí công việc, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền.
Nơi gửi bản kê khai: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì khi doanh nghiệp muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình cần đáp ứng các điều kiện và thực hiện các công việc cụ thể được nêu trên. Việc đáp ứng các điều kiện này góp phần đảm bảo bảo tính pháp lý cho hoạt động của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi cho chính doanh nghiệp cũng như cho người lao động nước ngoài.
2. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng lao động nước ngoài:
Đối với các chủ thể là người sử dụng lao động thì ngoài việc tuyển dụng và xin cấp giấy phép lao động cho đối tượng người nước ngoài thì còn rất nhiều vấn đề liên quan đến trách nhiệm của họ đối với người nước ngoài như đóng thuế, khai thuế và quản lý lao động nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày nay, tình trạng lao động nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp Việt Nam đang ngày tăng lên so với những năm trước đây, nếu việc quản lý của các doanh nghiệp lỏng lẻo có thể gây ra những vấn đề rủi ro không mong muốn, do vậy trách nhiệm của người sử dụng lao động nước ngoài chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống tuyển dụng và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam và đã có những quy định cụ thể.
Trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài được quy định tại điều 153 Bộ Luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 có nội dung cụ thể như sau:
“1. Người lao động nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không có giấy phép lao động sẽ bị buộc xuất cảnh hoặc trục xuất theo quy định của pháp luật về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.
3. Người sử dụng lao động sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình mà không có giấy phép lao động thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”
Cụ thể, đối với người sử dụng lao động nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 153 Bộ Luật Lao động năm 2019 người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài mà không có giấy phép lao động làm việc cho mình thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại khoản 4 Điều 31
– Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực là từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người.
– Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực là từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 20 người.
– Mức phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực là từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 21 người trở lên.
Như vậy, các doanh nghiệp hay người sử dụng lao động muốn tuyển dụng người lao động nước ngoài làm việc cho mình cần có giấy phép lao động. Nếu co vi phạm thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 6 Nghị định 152/2020/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về báo cáo sử dụng người lao động nước ngoài có nội dung cụ thể như sau:
Trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, người sử dụng lao động nước ngoài báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Thời gian chốt số liệu báo cáo 6 tháng đầu năm được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 6 của kỳ báo cáo, thời gian chốt số liệu báo hằng năm tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì trước ngày 05 tháng 7 và ngày 05 tháng 01 của năm sau, các chủ thể là người sử dụng lao động nước ngoài sẽ phải báo cáo 6 tháng đầu năm và hàng năm về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo Mẫu số 07/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP tới cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.