Trách nhiệm của công ty, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài? Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao?
Hiện nay theo quy định của pháp luật thì người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt nam phải thông qua thủ tục được mời và bảo lãnh theo quy định. Với mục đích để hạn chế những hành vi không đúng trách nhiệm và thẩm quyền của mình để vụ lợi thì pháp luật Việt nam đã đưa ra quy định về trách nhiệm của công ty, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài vào Việt nam với các mục đích như sinh sống và làm việc…Vậy cụ thể trách nhiệm của công ty, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài được thể hiện như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý: Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014
Luật sư
1. Trách nhiệm của công ty, tổ chức bảo lãnh người nước ngoài
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Hiện nay em là giám đốc công ty TNHH 1 TV. E đang bảo lãnh cho 1 người nước ngoài đang làm việc tại công ty. Luật sư cho em hỏi, trong trường hợp người lao động xảy ra chuyện gì ngoài giờ làm việc, thì em sẽ chịu trách nhiệm cụ thể như thế nào ạ. Em xin cảm ơn ah.?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 14 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 về việc cơ quan, tổ chức, cá nhân mời bảo lãnh nước ngoài. Đồng thời, theo quy định tại Điều 15 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 về thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh tại cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao.
Có thể thấy công ty bạn là công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên được thành lập theo trình tự thủ tục của pháp luật Việt Nam nên sẽ có quyền bảo lãnh người lao động nước ngoài nhập cảnh và làm việc ở công ty, nếu thực hiện đúng như trình tự thủ tục nêu trên thì việc nhập cảnh của người nước ngoài này là hoàn toàn hợp pháp. Về việc bạn có phải chịu nghĩa vụ gì khi người này xảy ra vấn đề ngoài giờ làm việc hay không thì theo quy định tại Điều 45 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 về quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chúc, cá nhân mời, bảo lãnh thì:
“1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các quyền sau đây:
a) Cơ quan, tổ chức được thành lập hợp pháp tại Việt Nam được mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi, lĩnh vực hoạt động;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được mời, bảo lãnh ông, bà, cha, mẹ của vợ hoặc chồng; vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là người nước ngoài vào Việt Nam thăm;
c) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước được bảo lãnh cha, mẹ, vợ, chồng, con là người nước ngoài xin thường trú hoặc xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú theo quy định của Luật này;
b) Hướng dẫn, giải thích cho người nước ngoài chấp hành quy định của pháp luật và tôn trọng truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam;
c) Thực hiện trách nhiệm bảo lãnh theo quy định của pháp luật và phối hợp với cơ quan chức năng của Việt Nam giải quyết những vấn đề phát sinh liên quan đến người nước ngoài đã mời, bảo lãnh;
d) Phối hợp với cơ quan chức năng về quản lý hoạt động của người nước ngoài theo đúng mục đích nhập cảnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam; phối hợp với cơ sở lưu trú thực hiện việc khai báo tạm trú cho người nước ngoài;
đ) Làm thủ tục với cơ quan quản lý nhà nước về ngành, nghề, lĩnh vực quy định phải xin phép trước khi mời, bảo lãnh người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam để hoạt động trong các ngành, nghề, lĩnh vực đó;
…”.
Hiện nay đối với những trường hợp người nước ngoài muốn được nhập cảnh cũng như cấp visa Việt Nam phải thông qua thủ tục được mời và bảo lãnh theo pháp luật Việt Nam quy định. Với mong muốn hạn chế tối đa những trường hợp một số đối tượng thực hiện không đúng trách nhiệm của mình để vụ lơi pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thể về quyền và trách nhiệm của người mời, bảo lãnh người nước ngoài.
Ví dụ như người lao động nước ngoài sẽ nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài, hoặc có thể là đươc cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua quy định trên co thể thấy trong quy định trên thì tổ chức hay cá nhân bảo lãnh sẽ có trách nhiệm đó là thực hiện phối hợp với cơ quan chức năng có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết những việc phát sinh liên quan tới người nước ngoài đã mời, bảo lãnh theo đúng quy định. Trách nhiệm cụ thể của cơ quan có thẩm quyền là gì thì sẽ do trong phạm vi bảo lãnh bạn hoặc công ty bạn đã cam kết bảo đảm cho người nước ngoài đó. Trong trường hợp người nước ngoài mà bạn bảo lãnh xảy ra chuyện ngoài giờ làm việc tại công ty thì có thể chỉ chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chức năng hỗ trợ để giải quyết vấn đề đó chứ không hoàn toàn phải chịu mọi trách nhiệm phát sinh trên thực tế.
2. Thủ tục mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao
Hồ sơ đối với người nước ngoài thuộc diện quy định tại khoản 1 và 2 Điều 8 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014:
Văn bản
Hồ sơ đối với người nước ngoài thuộc diện quy định tại khoản 3 và 4 Điều 8 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014:
Văn bản
Trường hợp đề nghị được nhận thị thực tại cửa khẩu quốc tế, văn bản cần nêu rõ: tên cửa khẩu quốc tế, thời gian nhập cảnh và lý do nhận thị thực tại cửa khẩu
Trình tự mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam tại cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao, gồm: Cục Lãnh sự hoặc Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh (sau đây gọi tắt là “cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao”).
Bước 2: Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao xem xét giải quyết theo thẩm quyền.
Bước 3: Sau khi hoàn tất các thủ tục liên quan, cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao trả lời cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam.
Thời hạn giải quyết:
Thực hiện trực tiếp: đối với thực hiện thủ tục này đối với người nước ngoài thuộc diện quy định từ khoản 1 đến 4 Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014 theo quy định về thời gian đó là trong thời hạn 01 ngày làm việc thời gian được tính kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài nhận được thông báo duyệt cấp thị thực cho người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam của cơ quan có thẩm quyền ở trong nước của Bộ Ngoại giao theo quy định.
(Loại có giá trị trên 03 tháng đến 06 tháng) Phí : USD
(Loại thị thực có giá trị nhập cảnh nhiều lần) Phí : 135 USD
(Loại có giá trị trên 06 tháng đến 01 năm) Phí : 5 USD
(Chuyển thị thực còn giá trị sử dụng từ hộ chiếu cũ sang hộ chiếu mới) Phí : 25 USD
(Loại thị thực có giá trị nhập cảnh 1 lần) Phí : 25 USD
(Cấp cho trẻ em dưới 14 tuổi (không phân biệt thời hạn)) Phí : 50 USD
(Loại có giá trị đến 03 tháng) Phí : 145 USD
(Loại có giá trị trên 01 năm đến 02 năm) Phí : 155 USD
(Loại có giá trị trên 02 năm đến 05 năm)
Cơ quan thực hiện: Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan lãnh sự
Trên đây là thông tin do