Trách nhiệm của cơ sở sản xuất khi xả khí thải độc hại vào môi trường. Quy định của pháp luật về xử phạt hành vi hành chính xả khí thải ra môi trường.
Trách nhiệm của cơ sở sản xuất khi xả khí thải độc hại vào môi trường. Quy định của pháp luật về xử phạt hành vi hành chính xả khí thải ra môi trường.
Tóm tắt câu hỏi:
Hiện nay tại nhà ông Nguyễn Văn Chức và bà Rô có cơ sở sản xuất nấm Phi Hiên diễn ra việc sản xuất nấm. Mỗi lần cơ sở này sản xuất nấm nhất là mỗi lúc đun nấu nấm có mùi lạ phát tán khắp bán kính hàng trăm mét. Mỗi lúc như vậy khiến cho dân cư xung quanh rất khó chịu, mùi đun nấu làm cho trẻ nhỏ khó thở, mùi lạ lan tỏa khắp khu dân cư khiến ai nấy đều cảm thấy ngạt thở, đau đầu, nhất là những người đang đau yếu thì càng khổ sở hơn. Đôi lúc cơ sở nấm phun thuốc gì lạ mà mùi bốc lên nghe rất nhức đầu, buồn nôn, có lúc là mùi chua tỏa ra khắp vùng. Lò nấu nấm chỉ cách nhà tôi khoảng chừng 10m và cách các nhà còn lại cũng trên dưới 20m. Đã có lần xảy ra vụ nổ lò đun nấu nấm, nồi nấm bay sang nhà tôi (Phan
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
– Luật Bảo vệ môi trường 2014;
2. Giải quyết vấn đề:
Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2014 quy định những hàng vi bị nghiêm cấm gồm:
"1. Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên.
2. Khai thác nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ, phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ các loài thực vật, động vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Vận chuyển, chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí.
6. Đưa vào nguồn nước hóa chất độc hại, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.
7. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ, phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
8. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
…"
Theo đó, hành vi của cơ sở sản xuất nấm Phi Hiên là xả khí thải có mùi độc hại vào không khí là hành vi bị cấm theo quy định trên.
>>> Luật sư tư vấn trách nhiệm của cơ sở sản xuất xả thải: 1900.6568
Hành vi xả khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải hoặc xả khí thải độc hại ra môi trường thì tùy vào mức độ của hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 15, Điều 16
Ngoài ra, cơ sở sản xuất nấm Phi Hiên của hai ông bà Nguyễn Văn Chức và bà Rô phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho các hộ gia đình xung quanh về những thiệt hại về tài sản và sức khỏe do hít phải khí thải và do vụ nổ lò đun như bạn trình bày. Mức bồi thường theo quy định tại Điều 585, Điều 589, Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
– Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Bồi thường thiệt hại do tài sản bị xâm phạm tương ứng với tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng; lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút; chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại;
– Bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm gồm: Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại; Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại; và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.