Cơ sở kinh doanh dịch vụ để đảm bảo được chất lượng dịch vụ thì pháp luật đã đề ra nhiều quy định khác nhau để điều chỉnh vấn đề này trong đó có trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Vậy, trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ được quy định ra sao?
Mục lục bài viết
1. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
Để có thể được phép kinh doanh dịch vụ bảo vệ thì tổ chức, doanh nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định. Hiện nay, theo quy định tại Điều 11
– Hoạt động kinh doanh chỉ được diễn ra khi đối tượng yêu cầu cấp phép hoạt động là doanh nghiệp;
– Liên quan đến nhân sự là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ phải có trình độ chuyên môn, cụ thể là có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên và không phải là cá nhân từng chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ mà trong 24 tháng liền kề trước đó dẫn đến tình trạng bị thu hồi không có thời hạn Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự (trừ những nội dung đã quy định tại khoản 2 Điều 22 Nghị định 96/2016/NĐ-CP).
– Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam liên doanh với cơ sở kinh doanh nước ngoài cũng cần đặc biệt lưu ý:
Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam được phép liên doanh với doanh nghiệp khác nhưng chỉ được liên doanh với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ nước ngoài trong trường hợp cần sự hỗ trợ về một số vấn đề kỹ thuật hỗ trợ trong quá trình hoạt động như việc đầu tư máy móc, cần phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ và chỉ được thực hiện dưới hình thức cơ sở kinh doanh nước ngoài góp vốn mua máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ;
– Trong trường hợp cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư góp vốn với cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ của Việt Nam thì cần đảm bảo rằng:
+ Cơ sở này phải là doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thời gian hoạt động liên tục ít nhất 05 năm;
+ Liên quan đến thông tin về người đại diện cho phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài thì cá nhân này chưa bị cơ quan pháp luật của nước ngoài nơi họ hoạt động kinh doanh xử lý về hành vi vi phạm có liên quan đến hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ cảnh cáo trở lên;
+ Để đảm bảo cho quá trình hoạt động cũng như chất lượng dịch vụ cung cấp ra thị trường nhân sự thì theo quy định phần vốn góp của cơ sở kinh doanh nước ngoài chỉ được sử dụng để mua máy móc, thiết bị kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ. Pháp luật cũng quy định rõ về số vốn góp đầu tư của cơ sở kinh doanh nước ngoài ít nhất là 1.000.000 USD (một triệu đô la Mỹ). Hoạt động định giá máy móc, thiết bị kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước về giá có thẩm quyền từ cấp tỉnh trở lên thực hiện; chi phí định giá do cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ chi trả.
2. Trách nhiệm riêng của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ:
Căn cứ Điều 32 Nghị định 96/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 56/2023/NĐ-CP, trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ từ ngày 15/08/2023 được quy định như sau:
– Những vấn đề liên quan đến hoạt động tuyển chọn, sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
+ Cá nhân tham gia vào tuyển chọn, sử dụng nhân viên cần là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không có tiền án về các tội giết người, cố ý gây thương tích, các tội xâm phạm sở hữu thì mới được chấp thuận;
+ Kèm theo đó là bản khai lý lịch của người nhân viên( Bản khai này cần thực hiện theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 56/2023/NĐ-CP);
+ Để chứng minh được bản thân có đầy đủ sức khỏe để đảm nhiệm công việc được giao phó thì cần có thêm giấy khám sức khỏe của trung tâm y tế, bệnh viện từ cấp huyện trở lên xác nhận có đủ sức khỏe để lao động;
+ Ngoài ra, các đối tượng này cũng phải có trình độ chuyên môn nhất định là tối thiểu có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên;
+ Đặc biệt, đối với hoạt động kinh doanh này không sử dụng người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài làm người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh hoặc trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh hoặc làm nhân viên dịch vụ bảo vệ.
– Để đảm bảo theo đúng nhu cầu sử dụng cũng như sự chuyên nghiệp trong quá trình tham gia làm việc thì chỉ sử dụng nhân viên dịch vụ bảo vệ đã được đào tạo và được cấp Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ; đối tượng nào cũng phải tham gia đào tạo không có trường hợp ngoại lệ thì mới đảm bảo;
– Người trở thành nhân viên dịch vụ bảo vệ cũng là người lao động nên không thể thiếu hợp đồng lao động với nhân viên dịch vụ bảo vệ theo quy định của pháp luật;
– Theo quy định thì chỉ được phép thực hiện việc đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ sau khi cơ quan Công an có thẩm quyền có văn bản thẩm duyệt nội dung giáo trình và chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ.
– Liên quan đến các trang phục trong quá trình làm việc thì mỗi người sẽ được cấp biển hiệu, trang phục (có logo gắn trên áo đã đăng ký với cơ quan Công an có thẩm quyền) cho nhân viên bảo vệ thuộc quyền quản lý;
– Hoạt động ký hợp đồng kinh tế cung cấp dịch vụ bảo vệ trước khi triển khai công tác bảo vệ cũng là một trong những công việc không thể thiếu;
– Để được cấp phép hoạt động thì những việc làm nằm trong khuôn khổ pháp luật nên không được thực hiện dịch vụ bảo vệ cho các đối tượng, mục tiêu hoặc hoạt động trái quy định của pháp luật;
– Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ cũng cần biết rõ rằng: Trong thời hạn 05 ngày kể từ khi triển khai mục tiêu bảo vệ tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ngoài phạm vi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở, phải có văn bản thông báo kèm theo bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; Đồng thời thông tin về danh sách nhân viên dịch vụ bảo vệ cũng phải được ghi nhận rõ ràng và số lượng, chủng loại công cụ hỗ trợ (nếu có) tại mục tiêu bảo vệ đó gửi cho Công an xã, phường, thị trấn nơi triển khai mục tiêu bảo vệ cũng không thể thiếu;
– Xét đến trường hợp đối với cơ sở kinh doanh có vốn đầu tư nước ngoài, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày bắt đầu hoạt động kinh doanh thì cơ sở này cần thực hiện trách nhiệm cung cấp cho cơ quan Công an có thẩm quyền bản thống kê danh mục máy móc, phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác bảo vệ do cơ sở kinh doanh nước ngoài đầu tư, kèm theo tài liệu định giá đối với máy móc, phương tiện kỹ thuật của cơ quan quản lý giá từ cấp tỉnh trở lên.
3. Cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có được tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình hay không?
Theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 96/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định quy định về cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Cần trang bị về cơ ở vật chất để hỗ trợ hoạt động này đó là có phòng học và xây dựng địa điểm tập luyện cho nhân viên dịch vụ bảo vệ;
– Bên cạnh đó, cơ sở cần có ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ bảo vệ; có ban quản lý, đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
– Đặc biệt phải đảm bảo về nhân sự là số lượng nhân viên dịch vụ bảo vệ tối thiểu từ 300 nhân viên trở lên;
– Nguồn nhân sự đào tạo cũng phải đảm bảo là có giáo viên hoặc hợp đồng thuê giáo viên giảng dạy. Cá nhân được tuyển dụng vào giảng dạy phải có trình độ chuyên môn phù hợp, có bằng tốt nghiệp từ cao đẳng trở lên (trừ môn võ thuật);
– Nguồn tài liệu được sử dụng hỗ trợ quá trình giảng dạy có thể là giáo trình và xây dựng được chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ. Giáo trình đào tạo thể hiện những nội dung chính thống và chính xác gồm các nội dung cơ bản về chính trị; pháp luật; nghiệp vụ bảo vệ; kiến thức dạy về kỹ năng giao tiếp, ứng xử; hoạt động hỗ trợ cho công tác phòng cháy và chữa cháy; nếu phát sinh những vấn đề đột xuất về tính mạng sức khỏe thì công tác sơ, cấp cứu người bị nạn cũng cần được giảng dạy; tiến hành quản lý, sử dụng công cụ hỗ trợ; Bên cạnh đó là một số động tác võ thuật phục vụ tự vệ và khống chế đối tượng; một số nội dung khác theo yêu cầu thực tiễn của mục tiêu cần bảo vệ. Thời gian đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ ít nhất là 30 ngày.
Như vậy, cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có thể tự đào tạo nhân viên bảo vệ cho cơ sở của mình nhưng phải đảm bảo các điều kiện đã được phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng:
– Nghị định số 56/2023/NĐ-CP của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của
– Nghị định số 144/2021/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.