Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế? Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế?
Đối với từng lĩnh vực khác nhau sẽ được quản lý bởi những hình thức khác nhau nhưng đều phải tuân thủ theo quy định của pháp luậ, để có thể quản lý tốt nhất ở từng lĩnh vự thì không thể không kể đến vai trò và trách nhiệm thực hiện của các cơ quan quản lý lĩnh vực đó, trong lĩnh vực bảo hiểm y tế cũng vậy. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế được pháp luật quy định cụ thể tại
Cơ sở pháp lý: Luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014
Luật sư
1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
Căn cứ theo quy định tại điều 5. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế Luật y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định cụ thể cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế bao gồm:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.
Như vậy từ những điều chúng tôi phân tích như trên có 05 cơ quan quản lý nhà nước về y tế theo các cấp khác nhau gồm có chính phủ, bộ y tế, bộ và cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp, đây là những cơ quan thực hiện chức năng quản lý cũng như trách nhiệm của mình về hoạt động quản lý bảo hiểm y tế để đạt hiệu quả cao nhất đối với lĩnh vưc này.
Theo những quy định mà phá luật đề ra có thể dễ dàng nhận thấy Nhà nước trong bất kỳ thể chế chính trị nào? hay một hình thái tổ chức nào? cũng đều là người tổ chức và chịu trách nhiệm cao nhất về chăm sóc sức khỏe cho người dân và đối với Việt Nam cũng vậy, thông qua những chính sách và quy định do nhà nước ban hành thì cơ quan quản lý được nhà nước trao quyền để thực hiện hoạt động bảo hiểm y tế cho người dân. Tùy theo mô hình tổ chức nhà nước, vấn đề trách nhiệm thực hiện được phân công khác nhau. Mô hình nhà nước Việt Nam là đơn nhất nên việc phân công trách nhiệm cũng khác nhau. Bộ trưởng Bộ Y tế là tư lệnh ngành nhưng không phải là người chịu trách nhiệm duy nhất về vấn đề chất lượng, hiệu quả của công tác y tế. Do đó, phải thực hiện nguyên tắc Kết hợp quản lý nhà nước theo ngành với quản lý nhà nước theo lãnh thổ. Xuất phát từ việc phân định chức năng khác nhau giữa chính quyền Trung ương và chính quyền địa phương.
2. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
2.1 Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế
Theo quy định của pháp luật tại điều 6 Trách nhiệm của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quyd dịnh cụ thể như sau:
Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện nhiệm vụ sau đây:
1. Xây dựng chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, tổ chức hệ thống y tế, tuyến chuyên môn kỹ thuật y tế, nguồn tài chính phục vụ công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân dựa trên bảo hiểm y tế toàn dân.
2. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tổng thể phát triển bảo hiểm y tế.
3.7 Ban hành quy định chuyên môn kỹ thuật, quy trình khám bệnh, chữa bệnh và hướng dẫn điều trị; chuyển tuyến liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
4. Xây dựng và trình Chính phủ các giải pháp nhằm bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế.
5. Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện chế độ bảo hiểm y tế.
7. Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế.
8. Theo dõi, đánh giá, tổng kết các hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm y tế.
9. Tổ chức nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bảo hiểm y tế.
10. Ban hành gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả.
Mỗi cấp sẽ có trách nhiệm quản lý khác nhau trong đó ở cấp bộ đa số trách nhiệm là đề ra chính sách và chỉ đạo thực hiện những chính sách đó, ngoài ra ở cấp bộ còn thực hiện đánh giá Chức năng quản lý của Nhà nước Trung ương là quản lý toàn diện,(thẩm quyền chung của Chính phủ hoặc ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng của Bộ trên phạm vi cả nước. Còn chức năng quản lý nhà nước của chính quyền địa phương theo thẩm quyền chung là quản lý trên phạm vi đơn vị hành chính – lãnh thổ. Hai loại chức năng đó không tách biệt nhau, không phải Bộ chỉ quản lý theo ngành mà không có trách nhiệm quản lý theo lãnh thổ cũng như không phải chính quyền địa phương chỉ quản lý theo lãnh thổ tách khỏi quản lý ngành.
Dựa trên tổ chức quản lý trên những cơ quan quản lý có thể thấy rằng với mô hình hệ thống tổ chức nhà nước hiện nay là phân chia quyền lực giữa trung ương và địa phương theo nguyên tắc song trùng trực thuộc các cơ sở y tế vừa trực thuộc Bộ về quản lý chuyên môn y tế, vừa trực thuộc lãnh đạo địa phương về tổ chức, nhân lực, tài chính….. Song trùng trực thuộc thì chế độ trách nhiệm phải được xác lập song trùng.
Trên thực tế, việc xác định trách nhiệm công vụ chưa rõ ràng, cụ thể, minh bạch nên khi có vấn đề xảy ra, việc quy trách nhiệm công vụ không dễ. Vừa qua, quá bức xúc trước cách quản lý của một giám đốc sở, một Bộ trưởng cũng chỉ làm được một việc duy nhất là dọa sẽ đề nghị cách chức. Trong một mô hình như vậy, quy trách nhiệm cho Bộ trưởng không chỉ rất khó khăn, mà còn rất không công bằng. Theo đó có thể thấy được vấn đề đặt ra là cần thiết phải luật hóa trách nhiệm công vụ để quy trách nhiệm tập thể, cá nhân một cách cụ thể và thực hiện rõ ràng, minh bạch trên cơ sở giám sát của nhân dân và các cơ quan chức năng theo mô hình tổ chức nhà nước đã theo quy định của pháp luật hiện hành.
2.2.Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế
Căn cứ tại điều 8. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế luật bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bổ sung 2014 quy định cụ thể như sau:
– Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
– Bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo quy định của Luật này;
– Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
– Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế.
– Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng bộ máy, nguồn lực để thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 3 Điều 35 của Luật này.
– Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn cho các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, l và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này; Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.
Như vậy căn cứ dựa trên quy định này chúng ta có thể thấy được trách nhiệm mà ủy ban nhân dân các cấp phải thực hiện đối với hoạt động bảo hiểm y tế đo là thực hiện chính sách bảo hiểm y tế theo quy định mà pháp luật đề ra cho từng đối tượng khác nhau. Trên cơ sở xác định nội dung quản lý nhà nước theo ngành, quản lý nhà nước theo lãnh thổ và phân tích chức năng quản lý nhà nước về y tế cho thấy nhất thiết phải kết hợp quản lý nhà nước theo ngành với quản lý nhà nước theo lãnh thổ. Trên cơ sở phân định rõ ràng chức năng quản lý, các quy định về phân công, phân cấp và xây dựng nội dung, mức độ quản lý theo lãnh thổ; nội dung, mức độ kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ nhằm phát huy cao độ nhất hiệu quả sử dụng nguồn lực của cả nước, của từng vùng kinh tế, từng địa phương trong sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm thống nhất lợi ích quốc gia và lợi ích từng địa phương trong sự phát triển một cách có lợi nhất những lợi thế của địa phương.
Trên đây là thông tin chúng tôi cung cấp về nội dung ” Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế” và các thông tin pháp lý khác cơ liên quan dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.