Vi phạm hợp đồng và thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng? Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?
Hợp đồng dân sự giữa các bên giao kết với nhau có nhiều loại, nhưng nhìn chung các bên trong hợp đồng khi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng đều phải thực hiện bồi thường thiệt hại hợp đồng nếu thiệt hại xảy ra. Bên gây ra thiệt hại trong hợp đồng sẽ phải có nghĩa vụ đền bù thiệt hại cho bên bị thiệt hại, bên bị thiệt hại sẽ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu bồi thường do bên có nghĩa vụ gây ra. Vậy xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
1. Vi phạm hợp đồng và thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng?
Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng được xác định khi có vi phạm hợp đồng. Nếu có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. Bên được hưởng nghĩa vụ tức cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác là sự xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.
Khi thiệt hại trong hợp đồng xảy ra do bên kia vi phạm hợp đồng thì người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.
Người bị thiệt hại tức người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại, nghĩa vụ này được xem như đề bù cho người có quyền do việc không thực hiện được hợp đồng sẽ ảnh hưởng đến lợi ích đáng ra phải có. Yêu cầu chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng phải phù hợp và không vượt quá phần lợi ích đáng ra được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện.
Theo yêu cầu của người có quyền,
2. Xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng?
2.1. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là các điều kiện để xác định hành vi của bên có nghĩa vụ hợp đồng là có lỗi và có trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không, chỉ khi có căn cứ trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì mới có thể xác định người có nghĩa vụ trong hợp đồng phải thực hiện việc bồi thường thiệt hại.
– Có hành vi vi phạm hợp đồng: là một loại trách nhiệm pháp lý nên trách do vi phạm hợp đồng chỉ được phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng và áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm đó. Hành vi vi phạm hợp đồng có thể là hành động hoặc không hành động.
– Lỗi của người có hành vi gây thiệt hại: Lỗi trong trách nhiệm dân sự được hiểu là trạng thái, tâm lý bên trong của người gây thiệt hại thể hiện nhận thức và mong muốn của mình về hành vi gây thiệt hại. Lỗi là điều kiện để phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người gây thiệt hại, nếu bên có nghĩa vụ hợp đồng không có lỗi, thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ không phát sinh khi có hành vi vi phạm.
Theo quy định của Bộ Luật dân sự thì lỗi trong trách nhiệm dân sự bao gồm lỗi cố ý, lỗi vô ý.
Lỗi cố ý là trường hợp một người nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra. Lỗi cố ý của người có nghĩa vụ trong hợp đồng là sự nhận thức của người này về những việc vi phạm trong hợp đồng đã ký kết sẽ gây thiệt hại cho người có quyền nhưng vẫn thực hiện hành vi này.
Lỗi vô ý là trường hợp một người không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Lỗi vô ý của người có nghĩa vụ trong hợp đồng là việc người này không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả cho người có quyền.
– Có thiệt hại thực tế xảy ra: Thiệt hại trong vi phạm hợp đồng được coi là yếu tố bắt buộc và tiền đề để quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không. Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng bao gồm thiệt hại về vật chất và thiệt hại về tinh thần.. Có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp và việc xác định thiệt hại là điều vô cùng quan trọng.
Theo đó thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. Thiệt hại vật chất này phải được xác định chính xác những tổn thất và các chi phí liên quan.
Còn thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể. Do việc tổn thất về tinh thần là thiệt hại khó xác định, do đó những thiệt hại này cần phải được xem xét kỹ càng và đưa ra kết quả chính xác.
– Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra: Giữa hai yếu tố giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra phải có mối liên hệ nhân quả với nhau, trong đó hành vi vi phạm trên thực tế phải là nguyên nhân gây ra hậu quả. Nếu hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây ra mà do nguyên nhân khác thì sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.
2.2. Xác định thiệt hại trong hợp đồng
– Xác định thiệt hại trong hợp đồng được xác định dựa trên sự thiệt hại về vật chất: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp những tổn thất vật chất thực tế đã xảy ra và tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
Tài sản thiệt hại được xác định có thể là tài sản hiện hữu cũng có thể là tài sản sẽ có trong tương lai, vì tài sản trong tương lai cũng được coi là đối tượng của hợp đồng do các bên đã xác nhận khi hợp đồng được thực hiện thì sẽ chắc chắn có tài sản này, nhưng với tài sản hình thành trong tương lai phải được xác định là chắc chắn sẽ có, nếu không chắc chắn thì sẽ không được tính. Thiệt hại trên thực tế xảy ra có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc thiệt hại gián tiếp tùy từng trường hợp cụ thể đã được quy định trong
– Mức bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:
Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng phải được tính toán và xác định các khoản thiệt hại về tài sản phải bồi thường.
Bồi thường thiệt hại chỉ tính đối với những tổn thất thực tế và bên vi phạm chỉ phải bồi thường đối với những tổn thất thực tế, tính được thành tiền.
Đối với những thiệt hại khác về tinh thần, danh dự, uy tín do việc vi phạm hợp đồng gây ra sẽ không được bồi thường thiệt hại do các thiệt hại này không phải là tổn thất thực tế, thiệt hại được bồi thường là toàn bộ những tổn thất thực tế phát sinh.
Như vậy, các hành vi vi phạm hợp đồng nếu gây ra thiệt hại thực tế bao nhiêu thì sẽ phải đền bù thiệt hại bấy nhiêu. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại sẽ phát sinh khi bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng và có lỗi, đồng thời làm phát sinh thiệt hại trên thực tế. Bên có nghĩa vụ vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện việc bồi thường cho bên được hưởng quyền lợi từ hợp đồng. Bên được hưởng quyền lợi của hợp đồng có quyền yêu cầu bên nghĩa vụ vi phạm hợp đồng thực hiện trách nhiệm bồi thường.