Nguyên tắc bồi thường thiệt hại? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố cháy, nổ? Trách nhiệm bồi thường thiệt hại?
Hiện nay, những vụ hỏa hoạn, cháy nổ gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra ngày càng nhiều. Chính vì thế cơ quan có thẩm quyền và các chính sách của pháp luật cũng quy định rất rõ về việc phòng cháy chữa cháy, ở những nơi dông dân cư thì việc quy định về phòng cháy chữa cháy là điều rất cần thiết để tránh xảy ra những hẩu quả đáng tiếc về người và của. Khi sự cố xảy ra, thiệt hại về vật chất và tinh thần thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố cháy, nổ sẽ thuộc về ai và pháp luật Việt Nam quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng Luật Dương Gia tham khảo bài viết dưới đây cụ thể:
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại
Ở Việt Nam, bồi thường thiệt hại hiện nay biết đến là một loại trách nhiệm dân sự, theo đó người có hành vi gây ra thiệt hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình đã gây ra.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại dưới góc độ pháp lý được hiểu là trách nhiệm của người có hành vi vi phạm, có lỗi trong việc gây ra thiệt hại về vật chất, tinh thần phải bồi hoàn cho người bị thiệt hại nhằm phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất tinh thần cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.
+ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
+ Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.
2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xảy ra sự cố cháy, nổ
Theo quy định của pháp luật, trách nhiệm bồi thường thiệt hại sự cố hỏa hoạn chỉ được thực hiện khi thỏa mãn đủ 3 điều kiện: Có thiệt hại xảy ra, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.
Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của pháp nhân:
Căn cứ theo Điều 87,
“Điều 87. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự về nghĩa vụ do sáng lập viên hoặc đại diện của sáng lập viên xác lập, thực hiện để thành lập, đăng ký pháp nhân, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho người của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do người của pháp nhân xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác.
3. Người của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện, trừ trường hợp luật có quy định khác.”
Ngoài ra, Điều 597 Bộ luật dân sự 2015 quy đinh:
” Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật“
Trong trường hợp này công ty bạn đang làm việc sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về những thiệt hại xảy ra với các nhà dân xung quanh. Mặc dù bạn là người gây ra đám cháy nhưng bạn là công nhân của công ty. Việc bạn không thực hiện đúng quy định về an toàn lao động và để xảy ra sự việc trên một phần cũng là do lỗi của công ty trong việc quản lý người lao động. Công ty sẽ phải bồi thường cho những nhà dân bị cháy theo đúng quy định pháp luật.
Về trách nhiệm của cá nhân người có hành vi vi phạm:
Sự việc phân xưởng bị cháy, lan sang nhà dân xung quanh gây thiệt hại về tài sản cho phân xưởng và các hộ liền kề. Vấn đề đặt ra trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân sẽ phụ thuộc vào yếu tố lỗi của người thực hiện hành vi.
– Nếu bạn thực hiện đúng, đầy đủ các quy trình, các bước thực hiện công việc nhưng do yếu tố khách quan là Công ty không đảm bảo an toàn dẫn đến gây hậu quả, thiệt hại thì bạn không phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp này.
– Nếu bạn vi phạm các quy tắc an toàn, vi phạm quy trình thực hiện, đồng thời với yếu tố khách quan là Công ty không trang bị đầy đủ biện pháp an toàn lao động thì bạn liên đới chịu trách nhiệm bồi thường tương ứng với phần lỗi của mình gây ra
3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Của Bộ luật Dân sự 2015 quy định thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được đặt ra khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự và đã gây ra thiệt hại. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự khi người đó có lỗi, do vậy việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ phải dựa trên các cơ sở sau:
– Trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có hành vi trái pháp luật và chỉ áp dụng với người có hành vi đó. Về nguyên tắc một người có nghĩa vụ mà không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đó thì được coi là vi phạm pháp luật về nghĩa vụ vì nghĩa vụ đó là do pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận, cam kết và đã được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp không thực hiện nghĩa vụ không bị coi là trái pháp luật và người không thực hiện nghĩa vụ không phải bồi thường thiệt hại, cụ thể như:
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được hoàn toàn do lỗi của người có quyền;
+ Nghĩa vụ dân sự không thực hiện được do sự kiện bất khả kháng (là sự kiện khách quan làm cho người có nghĩa vụ không biết trước và không thể tránh được, không thể khắc phục được khó khăn do sự kiện đó gây ra mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết mà khả năng cho phép).
– Trong thực tế, thiệt hại xảy ra do vi phạm nghĩa vụ dân sự bao gồm: những tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, những hư hỏng, giảm sút giá trị về tài sản, những chi phí mà người bị vi phạm phải bỏ ra để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục những hậu quả do người vi phạm nghĩa vụ gây ra, những tổn thất do thu nhập thực tế bị mất, bị giảm sút.
Những thiệt hại nói trên được chia làm 2 loại:
+ Thiệt hại trực tiếp như:
– Chi phí thực tế và hợp lý: là những khoản hoặc những lợi ích vật chất khác mà người bị thiệt hại phải bỏ ra ngoài dự định của mình để khắc phục những tình trạng xấu do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia gây ra;
– Tài sản bị hư hỏng, mất mát, hủy hoại.
+ Thiệt hại gián tiếp: là những thiệt hại mà phải dựa trên sự tính toán khoa học mới xác định được mức độ thiệt hại, thiệt hại này còn được gọi là thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Cụ thể hành vi vi phạm là nguyên nhân và thiệt hại xảy ra là kết quả, chỉ khi nào thiệt hại xảy ra là hậu quả tất yếu của hành vi vi phạm pháp luật thì người vi phạm mới phải bồi thường thiệt hại.
Mặt khác, nếu có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiệt hại thì khi xác định trách nhiệm bồi thường thuộc về ai cần xem xét hành vi vi phạm của họ có quan hệ như thế nào đối với thiệt hại xảy ra để tránh sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.
– Luật Dân sự quy định người có hành vi trái pháp luật thì phải chịu trách nhiệm dân sự bất luận hành vi đó được thực hiện với lỗi cố ý hay vô ý: “Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý hoặc vô ý, trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác”. Như vậy về nguyên tắc chung khi áp dụng trách nhiệm dân sự không cần xác định mức lỗi của người vi phạm là vô ý hay cố ý nếu các bên không có thỏa thuận và không có quy định pháp luật khác.