Quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2015? Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra? Mức bồi thường thiệt hại đối với trách nhiệm bồi thường liên đới?
Bồi thường thiệt hại là một chế định quan trọng và quen thuộc của pháp luật dân sự. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng đã được ghi nhận lần đầu tiên tại
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về bồi thường thiệt hại do nhiều người gây ra theo Bộ luật dân sự năm 2015 :
Theo Điều 587
“Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.”
Theo như quy định của pháp luật, ta nhận thấy, trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi nhiều người cùng gây thiệt hại là một loại trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại. Cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường khi nhiều người gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại là các chủ thể đó có hành vi cùng gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Nhiều người cùng gây thiệt hại để phát sinh trách nhiệm bồi thường theo quy định trên có thể xảy ra một trong hai trường hợp sau đây:
– Phát sinh trách nhiệm bồi thường do nhiều người cùng gây ra trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại cho một người.
– Phát sinh trách nhiệm bồi thường do nhiều người cùng gây ra trong trường hợp nhiều người gây thiệt hại cho nhiều người.
Cần lưu ý rằng, ta chỉ áp dụng Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra để nhằm xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi những người gây thiệt hại đã có sự thống nhất ý chí với nhau về một phương diện nào đó. Hiểu một cách khác đơn giản hơn thì chỉ được coi là cùng gây thiệt hại khi giữa các chủ thể này đã có sự bàn bạc với nhau trước khi gây thiệt hại hay sự tiếp nhận ý chí của nhau khi một hành vi gây thiệt hại nào đó đã được thực hiện.
Như vậy, chỉ áp dụng Điều 587 Bộ luật dân sự năm 2015 về bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra để giải quyết việc bồi thường trong những trường hợp sau :
– Những người gây thiệt hại cùng thống nhất ý chí với nhau về hành vi gây thiệt hại dù họ không thống nhất và cũng không mong muốn cho hậu quả xảy ra.
– Những người gây thiệt hại cùng thống nhất ý chí với nhau cả về việc thực hiện hành vi trái pháp luật, cả về hậu quả xảy ra.
– Những người gây thiệt hại dù không thống nhất, bàn bạc để cùng thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng hành vỉ của họ có sự kế tiếp nhau trong quá trình gây thiệt hại.
Trong những trường hợp được nêu trên thì pháp luật quy định những người gây thiệt hại phải cùng nhau có nghĩa vụ bồi thường toàn bộ thiệt hại cho người bị thiệt hại. Tuỳ từng trường hợp cụ thể, căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi người, cơ quan Toà án sẽ xác định phần phải bồi thường cho từng người tương ứng với mức độ lỗi của họ. Nếu không thể xác định được mức độ lỗi của mỗi người thì buộc họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra:
Khi xem xét về trách nhiệm bồi thường của nhiều người cùng gây thiệt hại thì cần phải căn cứ vào những điều kiện sau đây:
Thứ nhất: Có việc gây thiệt hại của nhiều người trên thực tế.
Hành vi trái pháp luật của những chủ thể là người gây ra thiệt hại phải thể hiện sự vi phạm pháp luật của mỗi người trong việc gây ra thiệt hại hoặc trong lĩnh vực hoạt động của từng người đó theo đúng quy định của pháp luật.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra không thể phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại mà việc gây thiệt hại đó phải do nhiều người thực hiện. Các chủ thể thực hiện hành vi gây thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng cần phải có từ hai chủ thể trở lên, nếu chỉ có một người gây thiệt hại thì không phát sinh loại trách nhiệm bồi thường của nhiều người cùng gây thiệt hại.
Cũng có nhiều trường hợp một người gây thiệt hại cho nhiều người, nếu thiệt hại của những người gây thiệt hại là một khối thống nhất thì phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng đây là quyền liên đới của nhiều người đối với một người có nghĩa vụ, trường hợp này không thuộc quy định tại về trách nhiệm bồi thường của nhiều người cùng gây thiệt hại
Khi nhiều người gây thiệt hại cho một người hoặc nhiều người thì cũng có thể phát sinh trách nhiệm liên đới nhưng liên đới trong trường hợp này là trách nhiệm liên đới của nhiều người có nghĩa vụ, người có quyền có thể là một hoặc nhiều người. Đây là trường hợp bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo quy định cụ thể tại Điều 587 Bộ Luật dân sự năm 2015.
Thứ hai: Hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau:
Để có thể phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người gây thiệt hại thì giữa các chủ thể này cần phải có sự thống nhất trước với nhau về hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác.
Trường hợp giữa những người gây thiệt hại đã có sự thống nhất trước với nhau về hành vi gây thiệt hại cho các chủ thể khác, tuy nhiên trên thực tế thì mức độ thực hiện của từng người có thể khác nhau nên mức độ bồi thường cũng không giống nhau.
Như vậy, các chủ thể cùng gây thiệt hại được hiểu là hành vi của những người gây thiệt hại đều là nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đã xảy ra, không phụ thuộc vào việc hành vi của từng người là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến thiệt hại. Cùng gây thiệt hại có thể là do họ cùng có lỗi cố ý do các chủ thể cùng thống nhất ý chí trong việc gây ra thiệt hại. Hoặc cũng có thể cùng một dạng hành vi ví dụ như hai người cùng trộm cắp tài sản của một người hay có thể là các hành vi được mỗi người thực hiện riêng biệt nhưng tạo thành một xâu chuỗi công việc thống nhất gây ra thiệt hại cho các chủ thể khác được pháp luật dân sự bảo vệ.
Những người gây thiệt hại có cùng ý chí trong việc gây ra thiệt hại thường thể hiện trong các vụ án có tính đồng phạm và được pháp luật Việt Nam quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan.
Như vậy, hiểu một cách đơn giản thì cùng gây thiệt hại được hiểu là tổng hợp hành vi, lỗi của nhiều người diễn ra dưới các dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.
Thứ ba: Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.
Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng hành vi đó phải cùng đem lại hậu quả là thiệt hại cho người bị thiệt hại.
Trong mối quan hệ nhân quả thì hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã gây ra tổng thể thiệt hại cho người bị thiệt hại, cũng chính bởi thế những người thực hiện hành vi này phải cùng nhau bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại theo đúng quy định pháp luật. Khi xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây thiệt hại cho người bị thiệt hại, ngoài ý nghĩa xác định trách nhiệm bồi thường liên đới của những người này còn có ý nghĩa trong việc xác định mức bồi thường thiệt hại của các đối tượng gây thiệt hại.
Thứ tư: Có lỗi của những người cùng gây thiệt hại.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì một chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi gây thiệt hại đó, trừ các trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định như bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra có thể phát sinh ngay cả khi người gây thiệt hại không có lỗi.
Pháp luật dân sự quy định một người phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi, bất kể lỗi đó là vô ý hay cố ý.
3. Mức bồi thường thiệt hại đối với trách nhiệm bồi thường liên đới:
Theo quy định của pháp luật, khi có nhiều người cùng gây ra thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:
– Dựa trên nguyên tắc chung một người phải chịu trách nhiệm do hành vi của mình gây ra cũng như hậu quả của hành vi đó.
Như vậy, nếu chúng ta xác định mức độ lỗi của mỗi người khi họ gây ra thiệt hại thì họ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi đó theo quy định.
– Nếu không xác định được mức độ lỗi của những người gây ra thiệt hại thì họ phải bồi thường bằng nhau.
Khi đã xác định những người cùng gây ra thiệt hại phải bồi thường theo phần bằng nhau thì điều đó cũng không làm mất đi tính liên đới khi nhiều người cùng gây ra thiệt hại cho người khác.
Ta nhận thấy rằng, khi nhiều người cùng gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Các chủ thể là người bị thiệt hại có quyền yêu cầu một trong những người gây thiệt hại phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.