Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước.
Trách nhiệm bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước được quy định tại Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước.
Xuất phát từ đặc thù trong mối quan hệ với các cơ quan hành chính nhà nước thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp là đối tượng bị quản lý và chịu sự áp đặt của các cơ quan này nên họ luôn luôn ở vị thế bất lợi. Do vậy, để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị các hành vi vi phạm pháp luật của công chức nhà nước xâm hại thì cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp không có phương tiện nào khác ngoài việc sử dụng pháp luật để tự bảo vệ các quyền và lợi ích của mình. Chính vì vậy, Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành đã quy định cụ thể các nội dung tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân tổ chức và doanh nghiệp thực hiện quyền yêu cầu bồi thường khi có những hành vi vi phạm pháp luật của công chức trong hoạt động quản lý hành chính.
1. Phạm vi trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước
Hoạt động quản lý hành chính là hoạt động có phạm vi rất rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực hoạt động trong xã hội, liên quan đến quyền và lợi ích cơ bản của cá nhân, tổ chức. Các loại quyết định hành chính, hành vi hành chính rất đa dạng, phong phú và phức tạp. Với đặc thù này, bồi thường trong lĩnh vực quản lý hành chính được xác định là một hoạt động trọng tâm trong công tác bồi thường của Nhà nước. Trên tinh thần đó, khi xây dựng chế định phạm vi thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính trong Luật, các nhà lập pháp đã liệt kê cụ thể từng trường hợp mà Nhà nước có trách nhiệm bồi thường, cụ thể bao gồm các trường hợp được quy định cụ thể tại điều 13 Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
2. Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước và Thông tư liên tịch số 19/2010/TTLT-BTP-BTC-TTCP việc xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính được thực hiện khi có các căn cứ sau:
(i) Có văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi của người thi hành công vụ là trái pháp luật. Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ cụ thể là:
– Quyết định giải quyết khiếu nại của người có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật.
– Quyết định xử lý tố cáo của cơ quan hoặc người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Bản án, quyết định của Tòa án về giải quyết vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật.
(ii) Hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường quy định tại Điều 13 của Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước;
(iii) Có thiệt hại thực tế do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra đối với người bị thiệt hại.
(iv) Có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại thực tế xảy ra và hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ.
Theo quy định trên cho thấy, Luật Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước không trực tiếp quy định yếu tố lỗi là một trong các căn cứ để xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Nhưng theo khoản 3 Điều 6 Luật trách nhiệm bồi thường thiết hại của nhà nước quy định về một số trường hợp không phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã gián tiếp quy định về căn cứ lỗi trong việc xác định căn cứ để thực hiện việc bồi thường. Theo đó, Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ. Theo đó, Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra trong các trường hợp sau đây:
– Nhà nước không bồi thường đối với thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại; trường hợp người thi hành công vụ và người bị thiệt hại cùng có lỗi thì Nhà nước chỉ bồi thường một phần thiệt hại tương ứng với phần lỗi của người thi hành công vụ;
– Người bị thiệt hại che giấu chứng cứ, tài liệu hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật trong quá trình giải quyết vụ việc;
– Do sự kiện bất khả kháng, tình thế cấp thiết.
3. Cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính
Điều 14 Luật trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước quy định cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính là cơ quan hành chính trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.