Nhằm đảm bảo quyền được bồi thường của người bị thiệt hại, người bị oan do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra Nhà nước ta đã có các quy định cụ thể về vấn đề này.
1. Cơ sở pháp lý.
Nhằm đảm bảo quyền được bồi thường của người bị thiệt hại, người bị oan do cơ quan hoặc người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây ra Nhà nước ta đã có các quy định cụ thể về vấn đề này.
Cụ thể, Hiến pháp năm 1992 quy định:
“Người bị bắt, bị giam giữ, bị truy tố, bị xét xử trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất và phục hồi danh dự” (Điều 72).
Để cụ thể hóa các quy định nêu trên, Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn thi hành như: Nghị định số 47/CP ngày 03 tháng 5 năm 1997 của Chính phủ về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra; Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17 tháng 3 năm 2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra; Thông tư 04/2006 của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao,
2. Đặc điểm của Phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự.
Bên cạnh các đặc điểm chung của trách nhiệm bồi thường Nhà nước như: là trách nhiệm có giới hạn, chỉ bồi thường với những trường hợp được quy định trong Điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước; là trách nhiệm trực tiếp; chỉ bồi thường khi có yêu cầu; được chi trả bằng tiền. Thì trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự còn có các đặc điểm riêng như:
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
+ Trách nhiệm bồi thường của Nhà Nước trong hoạt động tố tụng hình sự được đặt ra mà không cần xét đến hành vi trái pháp luật và có lỗi của người thi hành tố tụng hình sự. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường nếu người bị thiệt hại được coi là bị oan, bất luận công chức có lỗi hay không có lỗi trong việc gây ra tình trạng oan này. Bởi vì, xuất phát từ mục đích của tố tụng hình sự là trấn át tội phạm, và có tính chất phòng ngừa nên đòi hỏi các quyết định tố tụng phải nhanh chóng, kịp thời, xử lý nghiêm minh mọi hành vi phạm tội,không để lọt tội phạm thì các cơ quan, người tiến hành tố tụng hình sự được Nhà nước giao cho thẩm quyền đặc biệt, – quyền áp dụng các biện pháp của tố tụng hình sự để giải quyết vụ án. Tuy nhiên việc áp dụng các biện pháp này rất dễ xâm phạm đến quyền con người, nó hạn chế một cách trực tiếp các quyền cơ bản của công dân (quyền được sống, quyền tự do,…) gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
+ Nhà nước chỉ chịu trách nhiệm bồi thường đối với các quyết định, hành vi của những người tiến hành tố tụng hình sự thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước quy định tại điều 26 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
+ Trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi các quyết định, hành vi của những người tiến hành tố tụng hình sự đã gây ra thiệt hại cho người bị thiệt hại.
+ Các quyết định hành vi của người tiến hành tố tụng chỉ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường của nhà nước khi được xác định trong bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự.