Khái quát về trẻ em và quyền của trẻ em? Quyền vui chơi, giải trí cho trẻ em? Trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí cho trẻ em?
Trẻ em là hành phúc của gia đình, là tương lai của đất nước, và là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, do đó việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ trước đến nay được Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và là một trong những nhiệm vụ cách mạng, chính trị cần được ưu tiên hàng đầu trong chiến lược con người. Sự phát triển và hình thành nhân cách của trẻ em phù thuộc rất nhiều vào công tác bảo đảm quyền cho chủ thể này, bên cạnh các quyền về học tập, chăm sóc, nuôi dưỡng, thì quyền vui chơi, giải trí cũng là quyền quan trọng, là bước chuẩn bị về tâm lý, sự năng động và thích nghi cho một xã hội công nghiệp phát triển và văn minh trong tương lại. Vậy, pháp luật quy định như thế nào về trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí cho trẻ em, Luật Dương Gia sẽ đưa ra câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
1. Khái quát về trẻ em và quyền của trẻ em?
Trong khoa học, trẻ em được hiểu theo nhiều cách khác nhau, tùy theo góc độ tiếp cận cụ thể của từng ngành khoa học mà có những định nghĩa khác nhau.
Dưới góc độ pháp lý, khái niệm trẻ em được xác định theo độ tuổi. Ở mỗi quốc gia, mỗi lĩnh vực, độ tuổi được xem là trẻ em được quy định khác nhau. Trong một số văn kiện của những tổ chức thuộc Liên Hợp Quốc, trẻ em là những người dưới 15 tuổi. Tuy nhiên, theo Điều 1 Công ước về quyền trẻ em (CRC) 1989 thì: “Trong phạm vi công ước này, trẻ em là bất kỳ người nào dưới 18 tuổi, trừ trường hợp pháp luật có thể được áp dụng với trẻ em đó quy định tuổi thành niên sớm hơn”. Như vậy, theo định nghĩa trẻ em của CRC thì trẻ em là những người dưới 18 tuổi. Tuy nhiên, đây là quy định mở, thể hiện ở mức 18 tuổi, là mức tiêu chuẩn nhưng không phải mức bắt buộc, cố định với mọi quốc gia, do CRC cho phép các quốc gia có thể quy định độ tuổi được coi là trẻ em thấp hơn.
Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định: “Trẻ em là người dưới 16 tuổi”. Luật trẻ em 2016 đã đưa ra khái niệm trẻ em với mức 16 tuổi, như vậy là phù hợp và đúng với quy định của CRC với mức 16 tuổi là mức thấp hơn so với mức trần tiêu chuẩn của CRC.
Mặc dù có nhiều các cách tiếp cận trẻ em khác nhau, nhưng có thể nêu khái niệm trẻ em như sau: Trẻ em là một nhóm xã hội thuộc về một độ tuổi nhất định trong giai đoạn đầu của sự phát triển của con người; độ tuổi phổ biển để xác định trẻ em là dưới 18 tuổi”.
Thuật ngữ pháp lý quyền trẻ em xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, sự phát triển của quyền trẻ em song song với sự phát triển của quyền con người, là một phần trong sự phát triển của con người. Có thể hiểu quyền trẻ em là những nhu cầu tự nhiên, vốn có của trẻ em được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gai và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.
2. Quyền vui chơi, giải trí cho trẻ em?
Trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận “…Trẻ sẽ phải có đủ cơ hội để vui chơi và giải trí, được định hướng theo cùng những mục đích giáo dục; xã hội và chính quyền phải cố gắng phát huy quyền này của trẻ”.
Quyền vui chơi, giải trí của trẻ em còn được ghi nhận trong Luật Trẻ em 2016, cụ thể Theo Điều 17 quy định:
“Trẻ em có quyền vui chơi, giải trí lành mạnh, được hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch phù hợp với lứa tuổi”.
Trong Bình luận chung số 17, Ủy ban về quyền trẻ em đã lý giải sâu hơn về quyền được vui chơi, giải trí của trẻ em như sau:
– Giải trí: Giải trí là nói đến thời gian diễn ra hoạt động vui chơi, giải trí, nó được định nghĩa là thời gian tự do hoặc không bắt buộc, không liên quan đến giáo dục chính thức, công việc, trách nhiệm gia đình, thực hiện các nhiệm vụ khác về cuộc sống hoặc tham gia vào các hoạt động từ bên ngoài. Nói cách khác, đây là thời gian mà trẻ được tùy ý sử dụng.
– Vui chơi: Vui chơi của trẻ là bất cứ hành vi, hoạt động hoặc quá trình nào do trẻ tự khơi ra, kiểm soát và tổ chức. Hoạt động này xảy ra bất cứ khi nào hoặc bất cứ nơi nào khi trẻ em có cơ hội.
– Các hoạt động giải trí: Giải trí là một thuật ngữ chung dùng để mô tả một phạm vi rất rộng các hoạt động, bao gồm tham gia vào các hoạt động âm nhạc, nghệ thuật, thủ công, cộng đồng,…Giải trí bao gồm các hoạt động hay kinh nghiệm, theo sự lựa chọn tự nguyện của trẻ vì trẻ thấy vui thích ngay khi tham gia hoặc vì trẻ nhận thấy có thể đạt được một số giá trị cá nhân hay xã hội khi tham gia.
Về ý nghĩa: Các hoạt động vui chơi giải trí là môi trường rèn luyện cho trẻ em những phẩm chất cơ bản về trí tuệ, đạo đức, thẻ chất theo quy luật của cái đẹp. Trong quá trình phát triển của trẻ, hoạt động này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kỹ năng và hình thành nhân cách trẻ em, giúp cho trẻ có khẳ năng phát triển về nhận thức xã hội, phát triển về trí tuệ và thể lực, giúp cho trẻ em mở rộng gia tiếp với con người và thế giới tự nhiên, phát triển các cảm xúc trong đó có cảm xúc thẩm mỹ.
Hoạt động vui chơi trẻ em ngoài tính chất giải trí còn mang một ý nghĩa xã hội quan trọng- một hình thức học nhập vai xã hội, thông qua quá trình đó thực hiện xã hội hóa tiếp nhận các giá trị chung của xã hội. Vui chơi và giải trí còn rất cần thiết cho sức khỏe và hành phúc của trẻ em và thúc đẩy sự phát triển của sáng tạo, trí tưởng tượng, sự tự tin, thể chất, xã hội, nhận thức, tình cảm và kỹ năng.
3. Trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí cho trẻ em?
Quyền vui chơi, giải trí lần đầu tiên được ghi nhận trong Tuyên bố của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959. Cụ thể nguyên tắc trong văn bản này, tại Điều 31 khoản 1 CRC 1989 nêu rõ: “Các quốc gia thành viên thừa nhận quyền của trẻ em được nghỉ ngơi và thư giãn, được tham gia vui chơi và những hoạt động giải trí và được tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.”
tại Bình luận chung số 17, Ủy ban về quyền trẻ em đã nhắc nhỏ cũng như yêu cầu các quốc gia thành viên muốn đảm bảo việc thực hiện tốt nhất quyền vui chơi, giải trí của trẻ em thì cần phải đảm bảo những điều kiện nhất định tùy theo khả năng của trẻ để trẻ thực hiện quyền của mình theo Điều 31 ở mức tối ưu.
Ở Việt Nam, quyền trẻ em đã được hiến định từ Hiến pháp năm 1946 cho đến Hiến pháp năm 2013. Quyền trẻ em cũng được thể chế hóa trong nhiều bộ luật và luật, mà tập trụng là Luật trẻ em năm 2016,
Có hai nguyên tắc nền tảng chi phối hoạt động bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em ở Viêt Nam đó là không phân biệt đối xử và lợi ích tốt nhất dành cho trẻ em. Luật trẻ em quy định nhiều quyền cơ bản và bổn phận của trẻ em, cũng như trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của các cơ quan nhà nước, gia đình và xã hội, theo đó Điều 45 quy định về trách nhiệm bảo đảm điều kiện vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao du lịch cho trẻ em như sau:
– Nhà nước có chính sách hỗ trợ hoạt động sáng tạo tác phẩm, công trình văn hóa nghệ thuật; phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở cho trẻ em; có chính sách ưu tiên trẻ em khi sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí, thể thao, du lịch và tham quan di tích, thắng cảnh.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em; bảo đảm điều kiện, thời gian, thời điểm thích hợp để trẻ em được tham gia hoạt động tại các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở.
– Nhà nước tạo Điều kiện để trẻ em giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, văn hóa tốt đẹp và được sử dụng ngôn ngữ của dân tộc mình.
– Nhà nước khuyến khích tổ chức, gia đình, cá nhân tham gia ủng hộ, đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ trẻ em vui chơi, giải trí; khuyến khích sáng tạo, sản xuất đồ chơi, trò chơi cho trẻ em bảo đảm an toàn, lành mạnh, mang bản sắc văn hóa dân tộc.
Với những nội dung trên có thể thấy, đảm bảo quyền vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, du lịch đối với trẻ em, cần thiết phải có sự phối hợp của toàn xã hội trong việc tạo điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật vui chơi giải trí, điều kiện về kinh tế và điều kiện về cơ hội để trẻ được tiếp cận với những hoạt động này nhằm phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần và hòa nhập hơn vào xã hội, giúp các em mạnh dạn hơn.
Bên cạnh đó, Nhà nước luôn quan tâm đến việc tạo điều kiện cho trẻ em được vui chơi giả trí, thể hiện ở việc Nhà nước đã quy định cụ thể tỉ lệ sản xuất và chiếu phim cho trẻ em của các hãng phim, các rạp chiếu phim trong Luật Điện ảnh, đã quy định việc khuyến khích sử dụng đất vào mục đích phát triển văn hóa, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, trong đó trẻ em là một trong những đối tượng được thụ hưởng thành quả này trong Luật Đất đai; đã ban hành Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa trong đó tập trung bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biể của dân tộc, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, lưu trữ và phổ biến phim ảnh.