Bộ câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật có đáp án, chọn lọc với các câu hỏi trắc nghiệm đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm, củng cố kiến thức để đạt điểm cao môn Sinh 11.
Mục lục bài viết
1. Câu hỏi trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 41 về Sinh sản vô tính ở thực vật:
Câu 1: Xét các ngành thực vật sau:
– Hạt trần
– Rêu
– Quyết
– Hạt kín
Sinh sản bằng bao tử có ở
A. (1) và (2)
B. (1) và (4)
C. (2) và (3)
D. (3) và (4)
Đáp án: C.
Câu 2: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính:
A. Giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
B. Giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
C. Giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
D. Giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
Đáp án: C
Câu 3: Xét các đặc điểm sau:
(1) Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy có lợi trong trường hợp .ật độ quần thể thấp
(2) Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.
(3) Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền.
(4) Tạo ra số lượng con cháu giống trong một thời gian ngắn.
(5) Cho phép tăng hiệu suất sinh sản vì không phải tiêu tốn năng lượng cho việc tạo giao tử và thụ tinh.
(6) Tạo ra thế hệ con cháu giống nhau về mặt di truyền nên có lợi thế khi điều kiện sống thay đổi.
Sinh sản vô tính có những đặc điểm nào?
A. (1), (2), (3), (4) và (6)
B. (3) và (5)
C. (1) và (2)
D. (1), (2), (3), (4) và (5)
Đáp án: D
Câu 4: Trong thiên nhiên, cây tre có thể sinh sản bằng:
A. Thân bò
B. Thân rễ
C. Lóng
D. Rễ phụ
Đáp án: B
Câu 5: Sinh sản bằng bao tử là tạo ra thế hệ mới từ:
A. Bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể.
B. Bao tử được phát sinh do nguyên nhân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể.
C. Hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể.
D. Bao tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ bào tử thể và giao tử thể.
Đáp án: A
Câu 6: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)
A. Đơn bội và hình thành cây đơn bội
B. Lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội
C. Lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
D. Đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
Đáp án: D
Câu 7: Đặc điểm của bào tử được thể hiện ở:
A. Ít cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
B. Nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán chỉ nhờ nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
C. Ít cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
D. Nhiều cá thể của một thế hệ, được phát tán nhờ gió và nước, đảm bảo mở rộng vùng phân bố của loài.
Đáp án: D
Câu 8: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật cây mới được tạo ra:
A. Chỉ từ một phần thân của cây
B. Chỉ từ lá của cây
C. Chỉ từ rễ của cây
D. Từ một phần của Cơ quan sinh dưỡng của cây
Đáp án: D
Câu 9: Để nhân giống cây ăn quả lâu năm, người ta thường chiết cành vì:
A. Phương pháp này giúp nhân giống nhanh và nhiều
B. Phương pháp này giúp tránh được sâu bệnh gây hại
C. Phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả
D. Cây con dễ trồng và ít công chăm sóc
Đáp án: C
Câu 10: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là:
A. Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định
B. Tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn
C. Tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi
D. Cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu
Đáp án: C
Câu 11: Hình thức sinh sản của cây dương xỉ là sinh sản:
A. Phân đôi
B. Dinh dưỡng
C. Hữu tính
D. Bằng bào tử
Đáp án: D
Câu 12: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:
A. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
B. Chỉ cần giao tử cái
C. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
D. Cần hai cá thể
Đáp án: A
Câu 13: Sinh sản vô tính không thể tạo thành:
A. Thể hợp tử
B. Thể giao tử
C. Thể bào tử
D. Bào tử đơn bội
Đáp án: A
Câu 14: Sinh sản vô tính không tạo thành:
A. Cây con
B. Giao tử
C. Bào tử
D. Hợp tử
Đáp án: D
Câu 15: Sinh sản bào tử là:
A. Tạo ra thế hệ mới từ bao tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.
B. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
D. Tạo ra thế hệ mới từ bao tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.
Đáp án: A
Câu 16: Đặc điểm của bào tử là:
A. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội.
B. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.
C. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.
D. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.
Đáp án: B
Câu 17: Sinh sản bằng bào tử chỉ gặp ở nhóm thực vật:
A. Có sự xen kẽ thế hệ giai đoạn lưỡng bội và đơn bội trong vòng đời
B. Rêu và dương xỉ
C. Cây hạt trần
D. Cây hạt kín
Đáp án: A
Câu 18: Sinh sản bằng bào tử có ở những ngành thực vật nào?
A. Rêu, hạt trần.
B. Rêu, quyết.
C. Quyết, hạt kín.
D. Quyết, hạt trần.
Đáp án: B
2. Sinh sản vô tính ở thực vật:
Sinh sản vô tính ở thực vật là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, mà chỉ dựa vào quá trình nguyên phân của tế bào hoặc một phần cơ thể của cây mẹ.
Các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật:
* Sinh sản bào tử:
– Hình thức sinh sản vô tính này có ở các loài thực vật, tảo, nấm và động vật nguyên sinh.
– Trong quá trình này, các bào tử được tạo ra từ các thể bào tử lưỡng bội bằng cách giảm phân.
– Các bào tử có khả năng chịu đựng và phân tán trong điều kiện khắc nghiệt. Khi gặp điều kiện thuận lợi, các bào tử nảy mầm và phát triển thành các thể giao tử đơn bội.
– Các thể giao tử sau đó tạo ra các giao tử bằng cách nguyên phân và kết hợp với nhau để tạo ra hợp tử.
– Hợp tử tiếp tục phát triển thành thể bào tử mới, hoàn thành chu kỳ luân phiên thế hệ.
– Sinh sản bào tử giúp duy trì sự đa dạng di truyền và thích nghi với môi trường sống của các loài.
* Sinh sản dinh dưỡng:
– Cơ thể được hình thành từ một bộ phận (thân, lá, rễ) của thực vật.
3. Phương pháp nhân giống vô tính:
3.1. Ghép chồi và ghép cành:
Phương pháp nhân giống vô tính bằng ghép chồi và ghép cành là một kỹ thuật lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi (cành ghép) của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác (gốc ghép), sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.
Ghép chồi thường dùng cách ghép chữ “T”, trước hết chọn cành 1 năm mập khoẻ, bỏ hết lá, và cắt ngang phía trên chồi bên, làm cho chồi thành hình thuẫn. Sau đó bổ cấy ghép ở chỗ cách mặt đất 5 – 6 cm, phía hướng âm thành hình chữ “T” , lấy dao tách vỏ rồi gắn chồi ghép vào và dùng dây bọc chặt, để lộ cuống và chồi. Việc này nên tiến hành vào cuối hè, đầu thu.
Ghép cành có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau, như ghép nêm, ghép cắt, ghép bằng, ghép lưỡi… Tùy theo đường kính của gốc ghép và cành ghép mà lựa chọn cách phù hợp. Một số yếu tố quan trọng để thành công khi ghép cành là: thời vụ ghép, tuổi cây mẹ và lựa chọn cành ghép, vật liệu bọc xung quanh chỗ ghép và cách tách rời cành ghép đã ra rễ khỏi cây mẹ.
3.2. Giâm cành:
Giâm cành là một kỹ thuật được áp dụng cho nhiều loại cây trồng, đặc biệt là các loại cây có khả năng ra rễ phụ nhanh.
Phương pháp này được thực hiện bằng cách sử dụng một đoạn cành tách từ cây mẹ và trồng vào giá thể phù hợp.
– Giá thể phải tơi xốp, đủ ẩm, đủ dinh dưỡng và không có sâu bệnh.
– Cành giâm phải được lấy từ cây mẹ khỏe, không mang mầm bệnh, trong giai đoạn phát triển, không quá non, không quá già.
– Cắt cành giâm thành từng đoạn có độ dài 15 – 20cm; cắt vát và tỉa bớt lá.
– Cắm cành giâm vào giá thể hoặc vào luống, đảm bảo đầu già hơn được cắm vào giá thể. Cành được giâm hơi chếch so với mặt đất trồng. Khoảng cách giữa các cành đều nhau.
– Chăm sóc cành giâm bằng cách tưới nước thường xuyên, bón phân, phòng trừ sâu bệnh và đảm bảo dinh dưỡng, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp.
– Sau một thời gian, cành giâm sẽ sinh rễ và ra lá, trở thành cây con có tính trạng di truyền giống như cây mẹ.
3.3. Chiết cành:
3.4. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật:
– Để thực hiện phương pháp này, người ta cần lấy một phần của cây mẹ (như lá, thân, rễ, hoa, ngọn…) làm nguồn tế bào hoặc mô để nuôi cấy. Nguồn tế bào hoặc mô này phải được khử trùng kỹ lưỡng để loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh. Sau đó, người ta nuôi cấy chúng trên một môi trường dinh dưỡng chứa các chất khoáng, vitamin, đường và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong điều kiện vô trùng. Môi trường dinh dưỡng có thể là chất lỏng hoặc chất rắn (thường là agar).
– Cơ sở của công nghệ nuôi cấy tế bào là tính toàn năng của tế bào.
4. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người:
– Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài trong điều kiện số lượng cá thể ít và môi trường sống ổn định.
– Duy trì và nhân nhanh các giống quý hiếm, có phẩm chất tốt.
– Tạo ra các giống cây sạch bệnh, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố di truyền bất lợi.
– Rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây con, khiến cây trồng mau cho thu hoạch.