Dưới đây là bộ các câu hỏi trắc nghiệm lịch sử lớp 12 bài 21: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc với các câu hỏi chọn lọc và có đáp án ở các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng. Xin mời các em học sinh cùng tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Câu hỏi nhận biết:
Câu hỏi 1: Sự kiện nào đánh dấu miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải phóng?
A. Ngày 21/07/1954, Hiệp định Giơ ne vơ được ký kết.
B. Ngày 10/10/1954, quân ta tiếp quân Hà Nội.
C. Ngày 01/01/1955, Trung ương Đảng và Chính phủ ra mắt nhân dân thủ đô.
D. Ngày 16/05/1955, quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Đáp án: D. Ngày 16/05/1955, quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà (Hải Phòng).
Câu hỏi 2: Chiến thắng nào dưới đây khẳng định quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh thắng chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của Mĩ?
A. An Lão (Bình Định)
B. Ba Gia (Quảng Ngãi)
C. Bình Giã (Bà Rịa)
D. Ấp Bắc (Mĩ Tho)
Đáp án: D. Ấp Bắc (Mĩ Tho)
Câu hỏi 3: Từ năm 1961 đến năm 1965, Mĩ thực hiện chiến lược gì ở miền Nam Việt Nam?
A. Chiến lược “Chiến tranh đơn phương”.
B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
C. Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
D. Chiến lược ” Việt Nam hóa chiến tranh”.
Đáp án: B. Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.
Câu hỏi 4: Ai là người đầu tiên giữ chức Chủ tịch Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam?
A. Nguyễn Thị Bình
B. Lê Đức Thọ
C. Nguyễn Hữu Thọ
D. Huỳnh Tấn Phát
Đáp án: A. Nguyễn Thị Bình
Câu hỏi 5: Trong cuộc chiến đấu chống chiến lược ” Chiến tranh đặc biệt” (1961 – 1965) của quân dân miền Nam Việt Nam đã dấy lên phong trào gì?
A. “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công”.
B. “Tìm Mĩ mà đánh, lùng Ngụy mà diệt”.
C. Đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”.
D. “Quyết chiến Quyết thắng giặc Mĩ xâm lược”.
Đáp án: A. “Thi đua ấp Bắc, giết giặc lập công”.
Câu hỏi 6: Quyết định cơ bản của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 15 (tháng 1 – 1959) là gì?
A. Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
B. Dùng đấu tranh ngoại giao để đánh đổ ách thống trị Mĩ – Diệm.
C. Nhờ sự giúp đỡ của các nước ngoài để đánh Mĩ – Diệm.
D. Giành chính quyền bằng con đường đấu tranh hòa bình.
Đáp án: A. Nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mĩ – Diệm.
Câu hỏi 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (tháng 9 – 1960) diễn ra trong bối cảnh lịch sử nào?
A. Cách mạng miền Nam Việt Nam đang đứng trước những khó khăn.
B. Cách mạng miền Nam Việt Nam gặp khó khăn, Cách mạng miền Bắc thành công.
C. Cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng.
D. Cách mạng ở miền Bắc đang chống lại sự phá hoại nặng nề của Mĩ.
Đáp án: C. Cách mạng hai miền Nam – Bắc có những bước tiến quan trọng.
2. Câu hỏi thông hiểu:
Câu hỏi 1: Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” và chiến lược “Chiến tranh cục bộ” là gì?
A. Dùng người Việt đánh người Việt
B. Biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới
C. Tiến hành cuộc phá hoại ở miền Bắc
D. Mĩ chỉ huy bằng lực lượng cố vấn.
Đáp án: A. Dùng người Việt đánh người Việt
Câu hỏi 3: Quyết định của Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ 15 (tháng 01 – 1959) tác động như thế nào với cách mạng miền Nam Việt Nam?
A. Phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam lan rộng trở thành cao trào
B. Phong trào phát triển mạnh mẽ
C. Phong trào nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương
D. Phong trào nổ ra ở nhiều nơi
Đáp án: A. Phong trào cách mạng miền Nam Việt Nam lan rộng trở thành cao trào
Câu hỏi 4: Ý nghĩa nào là cơ bản nhất của những thành tựu đạt được trong thời kì khôi phục kinh tế ở miền Bắc (1954 – 1957)?
A. Củng cố miền Bắc, cổ vũ cách mạng Việt Nam
B. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi
C. Tạo điều kiện cho nền kinh tế miền Bắc phát triển
D. Nâng cao đời sống của nhân dân
Đáp án: B. Nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá được phục hồi
Câu hỏi 5: Thành tựu lớn nhất mà miền Bắc đã đạt được trong thời kì kế hoạch 05 năm (1961 – 1965) là gì?
A. Văn hóa, giáo dục, y tế phát triển. Số học sinh phổ thông tăng lên 2,7 triệu người.
B. Công nghiệp, nông nghiệp đạt sản lượng cao đủ sức chi viện cho miền Nam.
C. Thương nghiệp góp phần phát triển kinh tế, củng cố quan hệ sản xuất, ổn định đời sống nhân dân.
D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.
Đáp án: D. Bộ mặt miền Bắc thay đổi, đất nước, xã hội, con người đều đổi mới.
Câu hỏi 6: Trong nội dung cơ bản của Nghị quyết Trung ương 15, điểm nào có quan hệ với phong trào Đồng Khởi (1960)?
A. Trong Khởi nghĩa, lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.
B. Con đường cách mạng miền Nam là Khởi nghĩa giành chính quyền.
C. Khởi nghĩa bằng lực lượng chính trị của quần chúng.
D. Cả A và B đều đúng.
Đáp án: D. Cả A và B đều đúng.
Câu hỏi 7: Đại hội lần III của Đảng được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định là:
A. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải phóng dân tộc ở miền Nam”.
B. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
C. “Đại hội thực hiện kế hoạch 05 năm lần thứ nhất ở miền Bắc”.
D. “Đại hội xây dựng miền Bắc thành hậu phương lớn nhất đối với tiền tuyến lớn ở miền Nam”.
Đáp án: B. “Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh hòa bình thống nhất nước nhà”.
3. Câu hỏi vận dụng:
Câu hỏi 1: Pháp thực hiện rút quân khỏi miền Nam Việt Nam trong bối cảnh nào?
A. Rất nhiều điều khoản trong Hiệp định Giơ ne vơ chưa được hoàn tất.
B. Tất cả mọi điều khoản được quy định tại Hiệp định đã hoàn tất.
C. Pháp đã hoàn tất chuyển giao mọi trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơ ne vơ cho chính quyền Bửu Lộc.
D. Pháp đã xúc tiến mọi việc cho công cuộc thống nhất đất nước bằng con đường tổng tuyển cử hai miền.
Đáp án: A. Rất nhiều điều khoản trong Hiệp định Giơ ne vơ chưa được hoàn tất.
Câu hỏi 2: Nội dung nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng sai lầm mà miền Bắc gặp phải trong quá trình công cuộc hoàn thành cải cách ruộng đất (1954 – 1956)?
A. Không nắm vững phân định thành giai cấp, áp dụng máy móc giáo điều.
B. Phát hết ruộng đất cho nông dân nên nhà nước không còn ruộng.
C. Không nhìn nhận chính xác những địa chủ tham gia kháng chiến, tầng lớp trên có công với cách mạng.
D. Quy nhầm một số nông dân, cán bộ, đảng viên thành địa chủ phong kiến.
Đáp án: B. Phát hết ruộng đất cho nông dân nên nhà nước không còn ruộng.
Câu hỏi 3: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đã khẳng định cách mạng miền Bắc?
A. Có vai trò quyết định đối với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.
B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng của cả nước.
C. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng của miền Nam.
D. Có vai trò quyết định trực tiếp đối với sự phát triển của cách mạng cả nước.
Đáp án: B. Có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển cách mạng của cả nước.
Câu hỏi 4: “Ấp chiến lược” – xương sống của chiến tranh đặc biệt – là:
A. Một mô hình xây dựng kinh tế – xã hội do Mĩ quản lý trực tiếp ở vùng đô thị miền Nam.
B. Nơi tập trung quản lí hoạt động kinh tế của nhân dân miền Nam.
C. Một chính sách cướp ruộng đất của nhân dân ta, tạo điều kiện cho các thế lực địa chủ – tư sản hóa ở miền Nam phát triển làm chỗ dựa cho chính quyền Diệm.
D. Một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện “tát nước bắt cá”, đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.
Đáp án: D. Một loại trại tập trung trá hình được dựng lên để kiểm soát, kìm kẹp nhân dân, thực hiện “tát nước bắt cá”, đánh phá tận gốc phong trào đấu tranh cách mạng miền Nam.