Để học tốt các dạng làm văn môn Lịch sử, phần dưới đây liệt kê các mẫu Trắc nghiệm bài 1 Lịch sử 12: Trật tự thế giới sau chiến tranh, cực sát đề thi chính thức. Hi vọng bộ đề thi này sẽ giúp học sinh ôn tập và đạt kết quả cao trong các bài thi. Sau đây mời các bạn vào tham khảo.
Mục lục bài viết
1. Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 – Phần cơ bản:
Câu 1: Để kết thúc nhanh chiến tranh ở châu Âu và châu Á – Thái Bình – Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì?
A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật.
B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào tận sào huyệt của phát xít Đức ở Bec-lin.
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
D. Tất cả các mục đích trên.
Câu 2: Sự kiện nào dẫn đến thành lập nước Cộng hòa Liên bang Đức?
A. Nước Đức được hòan toàn thống nhất.
B. Nước Đức đã tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Mĩ, Anh, Pháp hợp nhất các vùng chiếm đóng.
D. Tất cả các sự kiện trên.
Câu 3: Nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mỗi quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiêm vụ chính của:
A. Liên minh châu Âu
B. Hội nghị I-an-ta
C. ASEAN
D. Liên hợp quốc
Câu 4: Sự kiện nào dẫn đến sự tan vỡ mối quan hệ Đồng minh chống phát xít giữa Liên Xô và Mĩ?
A. Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
B. Sự ra đời của “Chủ nghĩa Tơ-ru-man” và “Chiến tranh lạnh” (tháng 03 – 1947)
C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
D. Sự ra đời của khối NATO (tháng 9-1949).
Câu 5: Hội nghị Ianta diễn ra từ:
A. Ngày 4 đến 11/2/1945
B. Ngày 2 đến 14/2/1945.
C. Ngày 2 đến 12/4/1945
D. Ngày 12 đến 22/4/ 1945
Câu 6: Theo tinh thần của Hội nghị Pốt-xđam, quân đội Liên Xô chiếm đóng vùng nào ở nước Đức?
A. Vùng lãnh thổ phía Đông nước Đức.
B. Vùng lãnh thổ phía Tây nước Đức.
C. Vùng lãnh thổ phía Nam nước Đức.
D. Vùng lãnh thổ phía Bắc nước Đức.
Câu 7: Theo quyết nghị của Hội nghị Ianta, Quân đội của những nước nào sẽ làm nhiệm vụ giải giáp chù nghĩa phát xít tại nước Đức ?
A. Anh, Pháp, Liên Xô, Mĩ.
B. Anh, Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ.
C. Mĩ, Liên Xô, Canada, Pháp.
D. Mĩ, Pháp, Anh, Canada.
Câu 8: Một trong những nội dung quan trọng của Hội nghị Ianta là:
A. Đàm phán, kí kết các hiệp ước với các nước phát xít bại trận.
B. Các nước thắng trận thoả thuận viêc phân chia Đức thành haỉ nước Đông Đức và Tây Đức.
C. Ba nước phe Đồng minh bàn bạc, thoả thuận khu vực đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít; phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
D. Các nước phát xít Đức, Italia kí văn kiện đầu hàng phe Đồng minh vô điều kiện.
Câu 9: Theo quy định của Hội nghị I-an-ta, quân đội nước nào sẽ chiếm đóng các vùng lãnh thổ Tây Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản, Nam Triều Tiên sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A. Liên Xô
B. Anh
C. Mĩ
D. Pháp
Câu 10: Trật tự thế giới mới theo khuôn khổ thỏa thuận I-an-ta là của những nước nào?
A. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
B. Liên Xô, Mĩ, Anh.
C. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ, Trung Quốc.
D. Anh, Pháp, Mĩ.
2. Trắc nghiệm Lịch Sử 12 Bài 1 – Phần nâng cao:
Câu 1: Hiến chương Liên hợp quốc được thông qua tại Hội nghị nào ?
A. Hội nghị Ianta.
B. Hội nghị Xan Phran-xi-xcô.
C. Hội nghị Pôt-xđam.
D. Hội nghị Pari.
Câu 2: Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 9 năm 1949.
B. Tháng 12 năm 1949.
C. Tháng 10 năm 1949.
D. Tháng 1 năm 1950.
Câu 3: Sự hình thành nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức là:
A. Kết quả của cuộc đấu tranh vì độc lập, tự do của người dân Đức.
B. Sự thoả thuận của Anh, Mĩ, Liên Xô tại Hội nghị l-an-ta.
C. Âm mưu của các nước Anh, Pháp, Mĩ hòng chia cắtt lâu dài nước Đức; xây dựng một tiền đồn chống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu.
D. Hậu quả của những chính sách phản động mà Chủ nghĩa phát xít đã thi hành ờ đất nước này.
Câu 4: Nước Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập vào thời gian nào?
A. Tháng 9 năm 1949.
B. Tháng 9 năm 1949.
C. Tháng 10 năm 1949.
D. Tháng 8 năm 1948.
Câu 5: Có bao nhiêu nước là thành viên sáng lập tổ chức Liên hợp quốc ?
A. 35.
B. 48.
C. 50.
D. 55
Câu 6: Nguyên thủ của các nước tham gia Hội nghị I-an-ta là những ai ?
A. Rudơven, Clêmăngxô, Sơcsin.
B. Aixenhao, Xíttalin, Clêmăngxô.
C. Aixenhao, Xíttalin, Sơcsin.
D. Rudơven, Xíttalin. Sơcsin.
Câu 7: Hội đổng Bảo an Liên hợp quốc có bao nhiêu nước thành viên ?
A. 15
B. 5
C. 20
D. 10
Câu 8: Trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ II được hình thành, trong thời gian nào ?
A. Từ ngày 4 – 11/2/1945.
B. Từ năm 1945- 1947.
C. Từ năm 1945 -1946.
D. Từ năm 1946 – 1949.
Câu 9: Tác động của kế hoạch Mác-san đối với tình hình thế giới ?
A. Mĩ đã mờ rộng ảnh hường ờ châu Âu, tăng cường khống chế các nước tư bản Đồng minh.
B. Các nước tư bản Tây Âu có điều kiện (vốn) để phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh.
C. Tạo nên sự đối lập về kinh tế giữa 2 khối nước Tây Âu Tư bản chủ nghĩa với Đông Âu Xã hội chủ nghĩa.
D. Tẩt cả các ý kiến trên.
Câu 10: Hội nghị cấp cao của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh từ ngày 4 đến ngày 12 -2- 1945 được tổ chức tại đâu?
A. Tại Oa-sinh-tơn (Mĩ).
B. Tại I-an-ta (Liên Xô).
C. Tại Pổt-xđam (Đức).
D. Tại Luân Đôn (Anh).
Câu 11. Nội dung nào sau đây không phải là quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945)?
A. Thành lập tòa án quốc tế Nuyrambe để xét xử tội phạm chiến tranh.
B. Thống nhất mục tiêu tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C. Thống nhất về việc thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.
D. Phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 12. Tổ chức nào sau đây không thuộc Liên hợp quốc?
A. UNICEF.
B. WTO.
C. NATO.
D. UNESCO.
Câu 13. Trụ sở của tổ chức Liên Hợp quốc được đặt ở đâu?
A. NewYork
B. Washington
C. California
D. Boston
Câu 14. Nguyên tắc cơ bản nhất chỉ đạo hoạt động của Liên Hợp quốc
A. tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước
B. không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào
C. bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc
D. chung sống hòa bình và sự nhất trí giữa 5 nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc)
Câu 15. Vai trò trọng yếu của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là
A. giải quyết thỏa đáng các vấn đề về kinh tế – xã hội.
B. tăng cường quan hệ hợp tác giữa các nước.
C. giải quyết mọi công việc của Đại hội đồng.
D. chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
Câu 16. Hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực từ khi nào?
A. 24 – 11 – 1945
B. 24 -10 – 1945
C. 25 – 4 – 1945
D. 26 – 6 – 1945
Câu 17. Việt Nam lần đầu tiên được bầu làm Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an vào nhiệm kỳ nào?
A. 2008-2009.
B. 2007 – 2008
C. 2009 – 2010
D. 2006 – 2007
Câu 18. Nội dung gây nhiều tranh cãi nhất giữa ba cường quốc Liên Xô, Mỹ, Anh tại Hội nghị Ianta (2/1945) là:
A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và quân phiệt Nhật.
B. thành lập tổ chức Liên hợp quốc để duy trì hòa bình thế giới.
C. phân chia phạm vi ảnh hưởng của các cường quốc thắng trận.
D. giải quyết các hậu quả chiến tranh, phân chia chiến lợi phẩm. Hiển thị đáp án
Câu 19. Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), vùng Đông Đức, Đông Âu, miền Bắc Triều Tiên thuộc phạm vi ảnh hưởng của
A. Mĩ
B. Liên Xô
C. Pháp D. Anh
Câu 20. Theo nguyên tắc nhất trí của 5 nước Ủy viên thường trực, một quyết định của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc chắc chắn được thông qua khi
A. chỉ có ít nước bỏ phiếu chống phản đối.
B. không có nước nào bỏ phiếu chống phản đối.
C. không có nước nào bỏ phiếu phản đối.
D. phần lớn các nước bỏ
3. Lý thuyết tổng quát Lịch Sử 12 Bài 1:
3.1. Hội nghị Ianta và các thoả thuận của ba cường quốc:
a. Bối cảnh:
– Vào đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai đang vào giai đoạn kết thúc, đặt ra nhiều vấn đề quan trọng trước mặt các cường quốc Đồng minh:
– Chấm dứt hoàn toàn sự hiện diện của phe phát xít.
– Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh
– Phân chia quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
⇒ Một hội nghị quốc tế được tổ chức tại Ianta (Liên Xô) từ ngày 4 đến ngày 11 – 2 – 1945, với sự tham dự của nguyên thủ ba cường quốc là I. Xtalin (Liên Xô), Ph. Rudove (Mĩ) và U. Sơcxin (Anh).
b. Nội dung hội nghị:
1 – Mục tiêu chung là tiêu diệt hoàn toàn chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản; trong 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham gia chiến dịch chống Nhật ở châu Á.
2 – Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
3 – Thỏa thuận về việc quân đội đóng quân tại các nước nhằm giải quyết vấn đề quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Ở châu Âu:
– Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Beclin và các nước Đông Âu; Vùng Đông Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liêm xô.
– Mĩ, Anh và Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức, Tây Beclin và các nước Tây Âu; vùng Tây Âu thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
– Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những nước trung lập.
Ở châu Á:
– Hội nghị chấp nhận điều kiện để Liên Xô tham gia chiến dịch chống Nhật: 1. Bảo toàn trạng Mông Cổ; 2. Khôi phục quyền lợi của nước Nga đã mất trong chiến tranh Nga – Nhật năm 1904: trả lại cho Liên Xô miền Nam đảo Xakhalin; Liên Xô chiếm 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
– Quân đội Mĩ chiếm đóng Nhật Bản. Ở bán đảo Triều Tiên, Hồng quân Liên Xô chiếm đóng miền Bắc và quân Mĩ chiếm đóng miền Nam, chia cắt bằng vĩ tuyến 38.
– Trung Quốc cần trở thành quốc gia thống nhất và dân chủ.
– Các vùng khác của châu Á (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
c. Hệ quả: Những quyết định của Hội nghị Ianta và các thỏa thuận sau đó của ba cường quốc đã tạo ra khuôn khổ của trật tự thế giới mới, thường được biết đến như trật tự hai cực Ianta.
3.2. Sự thành lập của Liên hợp quốc:
Khi Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nguyện vọng chung của nhân dân thế giới là giữ gìn hòa bình. Tại Hội nghị Ianta, các cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã đồng thuận thành lập tổ chức quốc tế có tên Liên hợp quốc, nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Hội nghị Xan Phranxico (tháng 4 đến tháng 6/1945) đã thông qua Bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
a. Mục tiêu:
Duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc. Thực hiện hợp tác quốc tế giữa các quốc gia dựa trên nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
b. Nguyên tắc hoạt động: Liên hợp quốc hoạt động dựa trên 5 nguyên tắc sau:
Bảo đảm bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết. Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các quốc gia. Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ quốc gia nào. Giải quyết các tranh chấp quốc tế thông qua biện pháp hòa bình. Thúc đẩy sự sống chung hòa bình và sự đồng thuận giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc).
Gồm 6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Kinh tế và Xã hội, Hội đồng Quản thác, Tòa án Quốc tế và Ban Thư ký.
Vai trò:
– Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác vừa đấu tranh nhằm duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
– Đã nỗ lực giải quyết nhiều vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực.
– Khuyến khích mối quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế,….
3.3. Sự hình thành của hai hệ thống đối lập:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nhiều sự kiện quan trọng đã xảy ra, hình thành hai phái chính trong hệ thống chính trị thế giới: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Trong ngữ cảnh này:
Ở Đức, năm 1949 chứng kiến sự ra đời của hai nhà nước với hai hình thức chính trị khác nhau:
Tháng 9/1949, Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập, theo đuổi con đường tư bản chủ nghĩa.
Tháng 10/1949, Cộng hòa Dân chủ Đức xuất hiện, theo đuổi con đường xã hội chủ nghĩa.
Ngoài ra, khu vực Đông Âu chứng kiến sự hình thành các nước dân chủ nhân dân và củng cố mối quan hệ giữa Liên Xô và các nước Đông Âu, hình thành nên hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Cuối cùng, Mỹ thực hiện kế hoạch Mác-san với mục tiêu lôi kéo và kiểm soát các nước Tây Âu để hình thành một liên minh chống Liên Xô và ủng hộ các phong trào cách mạng trên toàn cầu.
Như vậy, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, châu Âu chứng kiến sự đối lập kinh tế và chính trị giữa hai khối: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.