Khái niệm tiền lương? Công ty trả thừa, trả nhầm lương cho nhân viên phải làm thế nào? Người nhận được tài khoản không trả lại số tiền cho công ty thì phải làm thế nào?
Hiện nay, thời buổi công nghệ hóa, hiện đại hóa nên việc mà cá nhân sử dụng tài khoản ngân hàng để thực hiện các công việc nhứ, mua sắm, trả lương, thanh toán hóa đơn,… là điều rất phổ biến. Nhưng chính nhờ sự nhanh chóng và tiện lợi của loại hình thanh toán này mà cũng gây ra rất nhiều rủi do khi thanh toán như chuyển nhầm tài khoản, chuyển thừa số tiền cần chi trả cho người khác. Vậy khi công ty trả thừa, trả nhầm lương cho nhân viên phải làm thế nào? Bài viết dưới đây Luật Dương Gia cung cấp nội dung cụ thể:
Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
-Bộ luật Lao động 2019.
1. Khái niệm tiền lương?
Theo cách hiểu thông thường của Từ điển tiếng Việt thì tiền lương có thể được hiểu sơ khai nhất là “tiền trả công định kì, thường là hàng tháng, cho công nhân viên chức”. Ưu điểm của định nghĩa tiền lương này là chỉ ra được đối tượng hưởng lương và chỉ ra một trong những đặc điểm cơ bản của tiền lương trả theo định kì thời gian.
Tiền lương trong lao đọng được định nghĩa dưới góc độ pháp lý là số tiền người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả cho người lao động khi họ cung ứng sức lao động, theo quy định của pháp luật hoặc theo sự thỏa thuận hợp pháp của các bên trong hợp đồng lao động. Tiền lương được trả theo năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công việc nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Bên cạnh những khái niệm về tiền lương đã nêu ở trên thì theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Do đó theo quy định của Bộ luật lao động thì mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Đối với người sử dụng lao động thfi cẩn phải bảo đảm trả lương bình đẳng và tuyệt đối không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy dưới góc độ pháp luật, tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động, được xác định theo hợp đồng lao động hoặc theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra vấn đề liên quan đến tiền lương còn có một số khái niệm sau như: Tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế, tiền lương cơ bản, tiền lương tối thiểu,…
Tiền lương danh nghĩa được quy định là số lượng tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động do cung ứng dịch vụ lao động, phù hợp với số lượng, chất lượng lao động trên cơ sở sự thỏa thuận hoặc được quy định trong thang, bảng lương.
Tiền lương thực tế được biết đến là số lượng tư liệu sinh hoạt, dịch vụ mà người lao động trao đổi được bằng tiền lương danh nghĩa sau khi đã đóng các khoản thuế, khoản đóng góp, khoản nộp theo quy định để phục vụ cho cuộc sống bản thân và gia đình.
Tiền lương cơ bản được pháp luật về lao động hiện hành quy định là tiền lương được chính thức ghi trong các hợp đồng lao động, các quyết định về lương hay qua các thỏa thuận chính thức. Trên thực tế thì tiền lương cơ bản phản ánh giá trị của sức lao động và tầm quan trọng của công việc mà người lao động đảm nhận. Riêng trong khu vực Nhà nước Tiền lương cơ bản được xác định như sau: Tiền lương cơ bản = Tiền lương tối thiểu * Hệ số lương
Tiền lương tối thiểu trong đó được quy định là tiền lương trả cho lao động giản đơn nhất trong điều kiện bình thường của xã hội. Tiền lương tối thiểu được pháp luật bảo vệ.
Ý nghĩa của tiền lương
– Tiền lương là thước đo giá trị sức lao động: Ở khía cạnh này, tiền lương chính là “giá cả sức lao động”, phản ánh giá trị sức lao động của người lao động, gắn chặt với quá trình sản xuất vì nó được coi là yếu tố đầu vào của nền sản xuất xã hội, góp phần tạo ra của cải xã hội.
– Tiền lương có vai trò tái sản xuất sức lao động: Tiền lương có vai trò bù đắp – duy trì – phát triển sức lao động hiện tại cũng như tương lai của người lao động, tức là tái sản xuất giản đơn, đồng thời tái sản xuất mở rộng sức lao động.
– Tiền lương là động lực phát triển kinh tế: Thể hiện ở việc tạo ra “động lực” bên trong và “đòn bẩy” bên ngoài đối với người lao động. Người sử dụng lao động, Nhà nước sử dụng tiền lương như là phương tiện kích thích hữu hiệu về vật chất và đương nhiên là cả tinh thần để người lao động yên tâm – phấn khởi – hăng say lao động sáng tạo; tuân thủ kỷ luật lao động; nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công việc.
– Tiền lương là khoản tích lũy của người lao động: Tiền lương là phương tiện tích lũy của người lao động và gia đình họ nhằm giải quyết những nhu cầu trung hạn, dài hạn trong cuộc sống.
– Tiền lương có ý nghĩa về mặt xã hội: Tiền lương, theo như c. Mác, không chỉ để ăn, chi phí tiền nhà ở mà còn để nuôi con, chi phí cho các nhu cầu xã hội nhằm “duy trì nhân cách sinh động của con người” như tham gia các sinh hoạt xã hội, học tập, du lịch…Những chức năng của tiền lương cho thấy rõ vai trò tối quan trọng của nó đối với đời sống sản xuất, đời sống lao động và sinh hoạt xã hội. Chính vì vậy, tiền lương trở thành đối tượng của nhiều khoa học và được xác định rõ trong luật lao động.
2. Công ty trả thừa, trả nhầm lương cho nhân viên phải làm thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
xin luật sư cho tôi hỏi: tôi là 1 nhân viên văn thư trong trường học. kế toán trường tôi làm thừa lương cho tôi 1 năm nay mỗi tháng tầm 300.000 và giờ bắt tôi hoàn trả lại số tiền trả thừa ấy. vậy tôi muốn hỏi tôi có phải trả lại số tiền thừa ấy không? nếu kế toán trả lương sai cho người lao động thì ai là người chịu trách nhiệm.
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật dân sự 2015 về quyền đòi lại tài sản:
“1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”
Và theo quy định tại Điều 236 Bộ luật dân sự 2015 về xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật:
“Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Có thể thấy, việc bạn nhận được số tiền lương nhiều hơn mức mà bạn được nhận là 300 nghìn thì đây được hiểu là bạn đang được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, vì đây không phải là hành vi cố ý của bạn mà là do người có trách nhiệm thực hiện công việc đã có sai sót. Pháp luật quy định đối với động sản thì bạn cần chiếm hữu liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm mới có thể xác lập quyền sở hữu. Do bạn chưa đủ thời hạn này nên bạn sẽ buộc phải hoàn trả lại số tiền bị chuyển nhầm cho công ty bạn, còn trách nhiệm của người kế toán sẽ được xử lý riêng theo quy định của công ty. Căn cứ quy định tại Điều 579 Bộ luật dân sự 2015 về nghĩa vụ hoàn trả:
“1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.
2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.”
3. Người nhận được tài khoản không trả lại số tiền cho công ty thì phải làm thế nào?
Đối với người lao động mà khi nhận được tiền thừa do công ty chuyển nhầm mà không trả lại thì có thể bị vi phạm pháp luật về tội chiếm giữ tài sản trái phép quy định tại Điều 176 Bộ Luật Dân sự 2015 như sau: người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm đối với các tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, hoặc đối với các tài sản có giá trị dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật hoặc vật có giá trị lịch sử, văn hóa bị giao nhầm hoặc do mình tìm được hoặc bắt được, sau khi chủ sở hữu và người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Hoặc có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu là phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia.
Trong hồ sơ của bạn bao gồm:
– Đơn trình báo công an
– Chứng minh thư nhân dân của bạn (bản sao phô tô công chứng)
– Sổ hộ khẩu (bản sao phô tô công chứng)
– Những căn cứ chứng minh về việc chuyển tiền nhầm
Nơi nộp: Cơ quan công an điều tra cấp quận/ huyện nơi bạn đang cư trú.
Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 96
Như vậy, Theo quy định trên thì tiền lương là khoản tiền do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động và công ty có trách nhiệm trả lương đầy đủ và đúng hạn cho bạn. Trong trường hợp của bạn; số tiền lương công ty trả dư là do lỗi tính toán, tuy nhiên số tiền này không thuộc sở hữu của bạn nên công ty truy thu lại là có căn cứ theo Đều 166